Không phải lúc nào cũng nên nói! Đây là bài học đắt giá nhất nếu bạn đã từng trải qua. Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con người, lời nói mang đến sự gắn kết thông tin và giúp ta hiểu về nhau hơn. Nhưng trong cuộc sống, nếu bạn rơi vào 1 trong 5 tình huống sau đây nhất định phải giữ im lặng tuyệt đối. Hãy cùng StarVn tìm hiểu vì sao im lặng lại là phẩm chất đáng quý và cần rèn luyện đúng cách bạn nhé!

Giữ im lặng tuyệt đối trong lúc tranh cãi

Hãy chọn cách giữ im lặng khi đang có cãi nhau (nguồn: internet)

Trong bộ não của chúng ta có một hệ viền (Hệ Limbic) đây là trung tâm kiểm soát cảm xúc. Khi cơ thể bị kích thích, một vùng trong hệ viền gọi là Amygdala tăng tín hiệu dẫn đến 2 trạng thái: chiết đấu hoặc bỏ chạy. Chính hai trạng thái không biết kiểm soát như thế nào làm tăng nguy cơ phản ứng quá khích trước mặt đối phương, mất kiểm soát cả về lời nói và hành động.

Ngoài ra, im lặng cho phép võ não trước trán (Prefrontal Cortex) có thời gian thiết lập lại suy nghĩ. Bạn có biết không cần 6 đến 10 giây để võ não có thể can thiệp khi cơ thể đang có phản ứng quá mạnh. Lúc này cảm xúc lấn áp lý trí khiến bạn ra quyết định sai lầm. Không những thế quá trình tranh cãi làm tăng hormone cortisol quá mức gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất.

Bạn nên duy trì 2 yếu tố: sự tôn trọng và thúc đẩy sự lắng nghe. Giải pháp khắc phục được khuyến khích bao gồm:

  • Nhận biết dấu hiệu căng thẳng đang diễn ra như nóng mặt, tăng nhịp tim. Sau đó hít thở sâu để kéo bản thân ra khỏi cảm xúc tiêu cực.
  • Nếu tình huống phát triển quá mức kiểm soát, bạn nên di chuyển sang không gian khác để nó không tiếp tục ảnh hưởng đến bạn.
  • Tự đặt ra các câu hỏi như là “Nếu nói điều này ra nó sẽ giải quyết vấn đề hay làm tình hình xấu đi”.
  • Và theo thời gian phương pháp kiểm soát sự tức giận tốt nhất chính là thiền định, thực hành chánh niệm (Mindfulness Meditation).

Hãy im lặng trong khi các cuộc họp diễn ra

Chỉ nên phát biểu nếu ý kiến đó thật sự mang lại giá trị (nguồn: internet)

Đầu tiên, chúng ta phải nhìn nhận với nhau bạn chỉ im lặng khi bản thân không có ý kiến đóng góp vào sự phát triển của dự án trong cuộc họp. Nếu bạn thấy rằng ý kiến của bản thân sẽ thúc đẩy tiến triển dự án thành công, hoặc mang lại lợi ích cụ thể nào đó – hãy mạnh dạng đứng lên và nói ý kiến của mình nhé. Bạn biết vì sao nên giữ im lặng khi cuộc họp diễn ra không? Bởi cuộc họp luôn đòi hỏi ý kiến đa chiều dẫn đến tranh luận căng thẳng xảy ra, khiến não rơi vào trạng thái kích thích và dễ bị không đồng tình.

Ngoài ra việc im lặng đúng lúc trong cuộc họp bạn sẽ được đánh giá cao hơn. Các nghiên cứu về mặt tâm lý học chỉ ra rằng sự im lặng làm tăng giá trị của lời nói (người thành công họ biết khi nào nên nói để mang lại sự sâu sắc và có giá trị). Thêm vào đó, sự im lặng còn giảm thiểu xung đột không cần thiết, tránh tổn hại các mối quan hệ trong nhóm.

Có rất nhiều cách giúp bạn giữ im lặng mà vẫn phát triển, đó là:

  • Thực hành kỹ năng lắng nghe chủ động
  • Tự kiểm soát cảm xúc của bản thân
  • Tạm hoãn phản hồi
  • Xác định thời điểm thích hợp để nói chuyện

Đừng nói và hãy im lặng nếu xung quanh đang nói xấu ai đó

Hãy tìm cách tránh xa và im lặng với môi trường độc hại (nguồn: internet)

Các chủ đề bốc phốt ai đó trong cuộc sống thường có tính lôi cuốn và hấp dẫn rất cao, chính vì thế nhiều bạn sẽ khó có thể cưỡng lại điều này. Nhưng bạn biết không, ngay khi bạn tham gia và nói về câu chuyện đó, nó đã ảnh hưởng ngấm ngầm mà bạn không biết đến. Đầu tiên người nói xấu bị đánh giá tiêu cực hơn người nói xấu, bạn có thể thấy đa phần người nói luôn mất bình tĩnh và thiếu quản lý cảm xúc. Thứ hai bạn có thể bị đánh giá là người nhiều chuyện, thích hóng hớt và từ đó mất đi cơ hội xây dựng mối quan hệ tích cực.

Về tác hại của việc nói xấu người khác còn tác động sâu bên trong tiềm thức của chúng ta. Nó tăng cường sự tiêu cực trong tư duy, thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ của bạn về những việc sẽ xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, không chỉ người bị nói xấu tổn thương, mà chính bạn cũng có nguy cơ bị tổn thương lòng tự trọng cá nhân. Bởi vì nó đánh mất đi giá trị chân thật, hiền lành và trái ngược với chuẩn mực đạo đức xã hội có.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Có rất nhiều cách giúp bạn thoát khỏi những cuộc trò chuyện phiếm đó, chỉ cần bạn muốn làm là được nè.

  • Áp dụng kỹ thuật tự nhận thức, hãy đặt câu hỏi cho bản thân “Liệu điều này có mang lại giá trị tích cực hay không?”
  • Chuyển hướng cuộc trò chuyện, có thể chỉ ra những điểm tốt của đối tượng bị nói xấu, hoặc hỏi với nhau “Điều này ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?”
  • Có thể tạm rời khỏi cuộc trò chuyện, kèm theo đó là luôn xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp, là người trung lập đáng tin cậy, gương mẫu trong giao tiếp.

Im lặng khi đang lắng nghe người khác tâm sự

Lắng nghe chân thành cũng là một cách giao tiếp (nguồn: internet)

Việc giữ im lặng khi lắng nghe câu chuyện của người khác, không chỉ đối phương mà chính bạn cũng những được nhiều lợi ích đáng quý lắm đấy. Đối với người đang tâm sự sẽ giúp họ giảm căng thẳng đáng kể vì được giải tỏa cảm xúc một cách mạch lạc không bị gián đoạn. Đối với người lắng nghe (là bạn) sẽ cải thiện được kỹ năng lắng nghe chuyên sâu, tăng cường trí tuệ cảm xúc EQ nhờ đồng cảm với người nói chuyện. Điều này tác động lên cả 2 là giúp mối quan hệ bền chặt hơn, đối phương đều cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện vào những khi cần.

Cách giúp bạn vừa giữ im lặng khi lắng nghe nhưng không gây mích lòng và chán nản câu chuyện:

  • Duy trì giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua ánh mắt, cử chỉ gật đầu hoặc biểu cảm gương mặt.
  • Có thể chêm vào một ít các phản hồi ngắn gòn như là “ừ”, “đúng vậy”, “tôi hiểu” để khuyến khích đối phương tiếp tục nói.
  • Khi muốn chen ngang câu chuyện hãy có thêm một bước ở giữa là hít thật sâu để giữ bình tĩnh, và luôn đặt câu hỏi “Điều này có thật sự cần thiết không?”
  • Đôi khi người tâm sự họ không cần bạn đưa ra giải pháp ngay lập tức mà chỉ cần tìm một người để lắng nghe. Chính vì thế, hãy tránh áp đặt lời khuyên cho người khác nhé.

Không nói chuyện trong môi trường học tập

Hãy luôn giữ im lặng khi đang học và tránh xao nhãng bởi tiếng ồn (nguồn: internet)

Thật ra thì là học sinh với nhau chắc chắn chúng ta không thể không nói chuyện, đặc biệt nói chuyện xù xì trong giờ học lại càng hưng phấn hơn rất nhiều. Nhưng chính vì thế nó gây ra những ảnh hưởng mà không ai nói cho chúng ta biết sớm hơn. Đó là hiện tượng “Attention Residue” làm ngắt sự tập trung liên tục của bộ não, để quay lại trạng thái làm việc tối ưu thì não cần có thời gian, lặp đi lặp lại điều này sẽ khiến bạn mất tập trung và ảnh hưởng năng suất học tập tổng thể.

Chính vì thế, mỗi chúng ta luôn phải ý thức về việc giữ yên lặng không chỉ tốt cho bản thân mình mà còn cho mọi người xung quanh. Nếu có điều kiện hãy tập trung học trong không gian cách âm, những nơi hạn chế tiếng ồn như thư viện. Nếu tự học bạn có thể dùng tai nghe chống ồn, kết hợp với các phương pháp như Podomoro Timer.

Không chỉ riêng 5 tình huống trong bài viết hôm nay, mà còn rất nhiều trường hợp khác đôi khi im lặng sẽ cứu bạn một bàn thua trong thấy. Im lặng không phải sự thụ động, mà được chứng minh dựa trên góc nhìn của nhà thần kinh học. Đây là thời điểm cho phép bộ não kiểm soát tình hình, có thời gian đưa ra những quyết định đúng đắn trong giao tiếp. Hi vọng qua bài viết hôm nay, StarVn đã mang đến thêm những tips hay ho để cùng nhau phát triển bản thân bạn nhé!

Bài này có hay không bạn?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi bình luận
Thông báo về
Nhập email để nhận thông báo các bình luận mới nhất của bài viết...
Nhập email để nhận thông báo các bình luận mới nhất của bài viết...
1 Comment
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz

Discover more from StarTV

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading

Exit mobile version