Bộ não sẽ được định hình bởi những gì chúng ta làm đi làm lại hàng ngày, và những thói quen nhỏ tưởng chừng vô hại nhưng đã lẻn lỏi mà bạn không nhận ra. Đến lúc nhận ra bạn đã thấy bản thân trở nên trì trệ hơn, không thể tập trung, không suy nghĩ sâu rộng bất kỳ vấn đề nào được. Và bản thân chọn cách giải quyết bằng cách tiếp tục lướt chiếc smartphone đang cầm trên tay. Vì sao lại như thế? Hãy cùng mình tìm hiểu 5 thói quen gây hại não bộ mỗi ngày nên được loại bỏ càng sớm càng tốt nhé!

Lướt điện thoại ngay khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ

Việc lướt điện thoại trước khi ngủ và sau khi thức dậy có thể gây rối loạn nhịp sinh học (nguồn: internet)

Về mặt sinh lý sau khi ngủ dậy, não bộ của chúng ta sẽ chuyển từ trạng thái sóng chậm (sóng delta và sóng theta) sang bước sóng trạng thái thoải mái và thư giãn là sóng alpha. Khi lướt điện thoại sẽ không kích hoạt sóng alpha mà bất ngờ làm rung động sóng beta, khiến cơ thể rơi vào trạng thái tập trung và cảnh giác cao độ. Chính vì sự chuyển đổi đột ngột này dẫn đến tăng áp lực lên các noron thần kinh, gây căng thẳng và giảm khả năng tập trung từ buổi sáng sớm.

Thêm vào đó, hầu như chúng ta luôn lướt điện thoại liên tục trước khi rơi vào giấc ngủ. Nhưng ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại làm ức chế quá trình sản xuất melatonin, dẫn đến rối loạn nhịp sinh học vốn có. Từ đó làm não bộ khó rơi vào trạng thái ngủ sâu, ngủ không sâu giấc sẽ làm chất lượng hồi phục của hệ thần kinh trung ương. Quá trình này càng kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh lý về lo âu, trầm cảm.

Cách khắc phục:

  • Không sử dụng điện thoại trước khi ngủ: bạn nên dành ít nhất 1 đến 2 giờ mỗi tối trước khi đi ngủ mà không cần sử dụng điện thoại. Có thể để điện thoại ra xa giường ngủ, thay thế bằng đồng hồ báo thức. Đây là cách giúp bạn hạn chế ánh sáng xanh tác động lên hệ thần kinh.
  • Áp dụng các morning routine: vào buổi sáng khi ngủ dậy đừng vội kiểm tra điện thoại ngay mà hãy bắt đầu với những bài tập đơn giản, có tính thư giãn để phù hợp với sóng alpha: nói lời cảm ơn với cuộc sống, tập thiền, đọc sách nhẹ nhàng, vận động nhẹ,… Điều này sẽ không gây áp lực lên hệ thần kinh, ngược lại sẽ thư giãn cơ thể, tăng sự tập trung đáng kể.
  • Tăng cường kỷ luật bản thân: và hãy áp dụng thói quen này đều đặn, thường xuyên mỗi ngày trong ít nhất 28 ngày để thiết lập dẫn truyền cho não bộ. Khi nhịp điệu sinh học ổn định chắc chắn bạn sẽ thấy chất lượng cuộc sống thay đổi đáng kể.

Thường xuyên ăn vặt và cho rằng nó không quan trọng

Các đồ ăn nhanh làm tăng lượng đường trong máu đột ngột (nguồn: internet)

Nếu bạn thường xuyên nạp vào cơ thể những thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo bão hòa – đây là lúc các tế bào não chậm phát triển và dẫn đến gián đoạn rối loạn dẫn truyền thần kinh. Các cơ chế được giải thích rất cụ thể, do đường làm tăng đột ngột lượng glucose trong máu dẫn đến tăng đột ngột Insulin. Giống như việc tiêu thụ trà sữa, bạn sẽ thấy có năng lượng ngay và lập tức, kèm theo đó là trạng thái bồn chồn, bất an và tim đập nhanh. Về lâu dài sẽ rối loại cân bằng hóa học trong cơ thể, dẫn đến phản ứng viêm và suy giảm khả năng ghi nhớ.

Các thức ăn vặt không lành mạnh sẽ tác động đến hệ thống khen thưởng trong não, gọi là Dopamine. Chúng tạo ra những Dopamine ngắn và nhanh mang đến cảm giác thỏa mãn ngay tức thì. Tuy nhiên kích thích này là không bền, tạo thành cảm giác lệ thuộc và ngày càng phải khiến bạn tăng đô. Theo thời gian, não không còn cảm thấy hứng thú với thói quen này gây ra tình trạng âu lo, trầm cảm và giảm động lực sống.

Cách khắc phục:

  • Hãy thay thế bằng những nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể như: trái cây, rau xanh, các loại protein chất lượng cao. Giúp ổn định lượng Glucose đều đặn thay vì tăng đột ngột trong thời gian ngắn.
  • Cải thiện chứ năng của Dopamine bằng những thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, hạt chia, hạt óc chó, quả berri,… Hãy dùng chúng vào giữa các chu kỳ nghỉ ngơi sau vài giờ làm việc nhé.

Bỏ qua việc đọc sách mỗi ngày

Duy trì thói quen đọc 1 trang sách mỗi ngày sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể (nguồn: internet)

Não bộ của chúng ta luôn cần kích thích về ngôn ngữ, thông tin mới và từ đó hình thành tư duy. Bỏ qua thói quen đọc sách bạn sẽ mất đi rất nhiều hoạt động của các vùng não, từ vùng thị giác, thính giác và giảm mạnh về trí nhớ dài hạn cũng như sáng tạo ở vùng vỏ não trước trán. Khi không có thói quen đọc sách, bạn sẽ không thể tập trung lâu dài vào một vấn đề nào đó, từ đó sự chú ý về đối tượng cũng yếu dần đi, dẫn đến bạn không thể xử lý các công việc phức tạp đòi hỏi chiều sâu trong tư duy.

Ngoài ra, không có thói quen đọc sách còn được chứng minh sẽ làm tăng các bệnh lý về trầm cảm, bùng phát các triệu chứng lo âu, dễ bị áp lực và căng thẳng trong cuộc sống. Hơn thế nữa, bạn sẽ mất dần khả năng đồng cảm và nhận thức với xã hội, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực trong mối quan hệ cá nhân và người xung quanh.

Cách khắc phục:

  • Thiết lập thời gian đọc sách cố định mỗi ngày, dành từ 15 đến 20 phút để đọc sách, thường vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Đặc biệt giai đoạn khởi đầu không cần gây áp lực, chỉ cần tập trung với việc làm quen sách trước.
  • Hãy ưu tiên các loại sách phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích cá nhân ngay thời điểm bắt đầu. Điều này sẽ giúp tăng thêm sự hứng thú, tò mò và tham học hỏi về thế giới xung quanh.
  • Có thể chọn nghe sách trên nhiều phương tiện như sách nói, audio, sách điện tử (ebooks), postcast,…

Không tập luyện thể dục thể thao

Đừng quên dành thời gian để tập luyện thể thao (nguồn: internet)

Bạn sẽ không thể ngờ đến nếu không tập thể thao sẽ ảnh hưởng xấu đến não bộ như thế nào. Không tập thể thao dẫn đến suy giảm lượng máu lên não bộ, não không đủ oxy hóa và dưỡng chất cần thiết khiến tế bào thần kinh yếu đi, liên quan đến vùng Hippocampus trong não bộ, dẫn đến giảm trí nhớ trong học tập.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Thiếu hoạt động thể thao sẽ dẫn đến giảm sản xuất BDNF (một loại protein có vai trò tăng trưởng các tế bào thần kinh) dẫn đến các bệnh thoái hóa thần kinh về già như Alzheimer. Ngoài ra, thiếu tinh thần thể dục thể thao cũng ức chế tiết các hormone tích cực như serotonin và dopamine, dẫn đến giảm năng suất làm việc, giảm hiệu quả tư duy và khiến bạn luôn lo lắng và nghĩ không thông suốt.

Cách khắc phục:

  • Ưu tiên các bài tập nhảy Aerobic vì làm tăng BDNF giúp thúc đẩy hình thành tế bào thần kinh mới. Bên cạnh đó có thể tập các bài tập đối khác giúp cân bằng hormone cortisol, giảm tình trạng stress đáng kể.
  • Kết hợp đa dạng các bài tập thể dục lại với nhau, từ aerobic, yoga, pilates để tăng khả năng tập trung và dẻo dai cho bộ não mỗi ngày.

Không dành thời gian để phát triển kỹ năng chuyên môn

Phát triển thêm nhiều kỹ năng chuyên môn sẽ giúp bạn thăng tiến trong cuộc sống (nguồn: internet)

Khi bạn chỉ quen làm những điều quen thuộc, não bộ sẽ có xu hướng lười và lờn thông tin. Thế nên học một kỹ năng thu nhập cao không chỉ giúp bạn cải thiện về mặt tài chính, còn tăng độ dẻo dai của thần kinh, tăng nhận thức về tiếp thu và thích nghi thông tin mới. Đây là một trong những cách ngăn ngừa các bệnh lý Parkinson hay Alzheimer khi về già.

Việc học một kỹ năng mới trong thời gian cố định sẽ giúp tăng sản xuất BDNF nên các vùng não bộ không bị thoái hóa. Ngược lại sẽ khiến các vùng não có trách nhiệm ghi nhớ thông tin tốt hơn, rèn luyện tư duy đa chiều như tư duy phản biện. Một lợi ích đằng sau đó là phát triển vùng vỏ não trước trán giúp bạn lên kế hoạch, tổ chức mọi thứ tốt hơn, đặc biệt là tư duy logic về nhiều chiều của vấn đề trong cuộc sống.

Cách khắc phục:

  • Hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, có tính thiết thực điều này sẽ tạo cảm giác cho bộ não thực hiện được, kích thích mong muốn được làm.
  • Thực hiện các bài tập tư duy phản biện và có tính sáng tạo mỗi ngày bằng cách đặt ra những câu hỏi và suy nghĩ nhiều chiều về vấn đề đó.
  • Tham gia các khóa học về kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện,… và hãy áp dụng ngay vào thực tế sau khi vừa học xong.

Bộ não của chúng ta thật chất cần sự nghỉ ngơi và thư giãn sau những giờ làm việc đầy căng thẳng. Nhưng dưới sự phát triển của internet cùng các nền tảng video ngắn, sức hấp dẫn cực nhanh và những thói quen tưởng chừng vô hại đã tình cờ tổn hại bộ não này. Chính vì thế, với 5 thói quen gây hại não, là những sát thủ thầm lặng bạn cần nhận ra chúng và có cách khắc phục hiệu quả. Mình sẽ cùng bạn khám phá những bí mật của cuộc sống và phát triển bản thân từng ngày! Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành và theo dõi nhé.

Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi bình luận
Thông báo về
Nhập email để nhận thông báo các bình luận mới nhất của bài viết...
Nhập email để nhận thông báo các bình luận mới nhất của bài viết...
1 Comment
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz

Discover more from StarTV

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading

Exit mobile version