“Khi mọi sự sai lầm đều phải trả giá bằng tiền mặt” và 10 sai lầm đắt giá nhất lịch sử dưới đây, 1 lần sai mất 2 nghìn tỷ, sẽ khiến bạn suy nghĩ kỹ trước khi quyết định bất cứ điều gì.
- TOP 10. Thảm họa sập cầu Seongsu, Hàn Quốc 1994
- TOP 9. Sập tòa chung cư Lotus Riverside Thượng Hải 2009
- TOP 9. Kiến trúc độc lạ “nung chảy” thành phố số 20 đường Fenchurch, Anh
- TOP 7. Mũi khoan tử thần tại hồ Peigneur, Louisiana, Mỹ
- TOP 6. 1.400 xe ô tô chìm cùng tàu Baltic Ace 2012
- TOP 5. Vệ tinh thăm dò sao Hỏa của NASA “đi lạc” năm 1998
- TOP 4. Sai 1 dấu phẩy, đi luôn tàu ngầm Issac Peral
- TOP 3. “Bê bối” sân bay Berlin Brandenburg Airport, Đức
- TOP 2. Tàu hạm Vasa Thụy Điển, hạ thủy 20 phút đã chìm
- TOP 1. Nga bán đi Alaska cho Mỹ
TOP 10. Thảm họa sập cầu Seongsu, Hàn Quốc 1994
Sự cố sập cầu Seongsu Cầu Seongsu ở Hàn Quốc với tổng chi phí đầu tư lên tới 16 tỷ Hân sau 2 năm rưỡi thì thi công xong cầu dài hơn 1160 m chính thức thông xe năm 1979 nhưng vào ngày 01 tháng 10 năm 1994 cây cầu bỗng nhiên bị sập Đồng thời rất nhiều chiếc xe hơi cũng bị rơi xuống sông đã có 32 người chết 17 người bị thương sau khi tiến hành điều tra trong quá trình thi công cầu Seongsu lúc đó vì để nhanh chóng hoàn thành đúng thời hạn thi công họ đã sử dụng những thanh thép kém chất lượng và không đạt chuẩn để tiến hành thi công càng chí mạng hơn là tải trọng dự tính của cầu chỉ có 18 tấn nhưng thực tế mỗi ngày có rất nhiều phương tiện di chuyển qua tải trọng vượt quá 20 tấn việc sập cầu cũng chỉ là sớm muộn Mặc dù sau đó Hàn Quốc cũng phải tốn hơn 150 tỷ để sửa lại cầu cũng quên góc 10 tỷ cho chi phí bảo trì nhưng những người đã thiệt mạng kia cũng không thể sống lại được
TOP 9. Sập tòa chung cư Lotus Riverside Thượng Hải 2009
Tòa chung cư số 7 của Lotus Riverside ở Thượng Hải bỗng nhiên đổ sập xuống khiến một nhân viên tử vong. Sau đó theo sự điều tra của cảnh sát và phân tích của các chuyên gia cho biết nguyên nhân dẫn đến tòa nhà sụp đổ là do áp lực hai bên tòa nhà chênh lệch làm tầng đất bị dịch chuyển tạo lực ngang quá lớn khiến tòa nhà gãy ngang. Qua việc thăm dò vào phân tích hiện trường hóa ra ở một bên hông của tòa nhà bị San ủi quá cao mà một bên kia bãi đậu xe ngầm đang được đào móng. Chính bởi vị áp lực do hai bên tòa nhà chênh lệch gây ra sự dịch chuyển ngang của tầng đất cuối cùng dẫn đến móng cọc bị gãy và đổ sập. Sau khi sự cố xảy ra công ty kiến trúc thi công cũng phải bồi thường 30 triệu nhân dân tệ đồng thời hàng loạt nhà đầu tư rút vốn và người mua nhà đòi hoàn tiền
TOP 9. Kiến trúc độc lạ “nung chảy” thành phố số 20 đường Fenchurch, Anh
Walkie Talkie là tòa nhà thương mại tọa lạc tại số 20 đường Fenchurch, thành phố London, Anh. Công trình này được đặt tên như vậy bởi thiết kế đặc trưng giống như một chiếc bộ đàm. Được xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2014, Walkie Talkie gồm 37 tầng với 3 tầng trên cùng dành cho không gian đài quan sát, nhà hàng và vườn treo trên không. Nó cũng được xếp hạng là một trong những tòa nhà độc lạ nhất thế giới
Nhưng sai lầm hôm nay chúng ta nói đến không phải là sự độc lạ của tòa nhà này. Walkie Talkie được thiết kế cong bốn mặt, sử dụng kính phủ toàn bộ bề mặt bên ngoài. Không giống những tòa nhà chọc trời thông thường, càng lên cao, tòa nhà càng phình to nhằm tối đa hóa không gian ở các tầng trên. Chính điều này đã tạo thành hình gương cầu lõm khi ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ khiến ánh nắng phản xạ chiếu xuống đường phố có mức độ gấp nhiều lần ánh sáng thông thường. Vào mùa hè năm 2013, nhiệt độ đo được ở đường phố quanh khu vực xây dựng tòa nhà lên tới 91 độ C, thậm chí 117 độ C vào những ngày nắng to, thậm chí khiến những chiếc ô tô đỗ ở dưới đường biến dạng. Sau nhiều lần nhận được phản ánh và khiếu nại tòa nhà đã phải chi thêm 14 triệu USD để lắp thêm tấm chắn nắng lúc này mọi chuyện mới êm dịu xuống
TOP 7. Mũi khoan tử thần tại hồ Peigneur, Louisiana, Mỹ
Vào lúc 5h45 sáng ngày 20/10/1980, người dân sống quanh hồ Peigneur bị đánh thức bởi sự rung chuyển kỳ lạ trên mặt đất. Khi chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, họ nhìn ra ngoài hồ và thấy giữa hồ đột ngột xuất hiện một xoáy nước khổng lồ đang cuốn và “nuốt chửng” tất cả tàu bè, xà lan và cây cối xung quanh.
Kinh khủng hơn, chỉ trong 1 giờ đồng hồ, kích thước của xoáy nước tăng lên gấp đôi, từ 213 đến 426 mét. Dòng nước xoáy dữ dội dần nuốt những xà lan khổng lồ quanh đó. Các xà lan va vào nhau rồi chìm nghỉm một cách chết chóc vào “hố đen” trên hồ Peigneur trong tư thế thẳng đứng. Trong 3 giờ tiếp theo, xoáy nước đã nuốt chửng 11 xà lan, mỗi chiếc dài 61 mét, gây ra sự sụt lún trên một vùng diện tích rộng 260 nghìn mét vuông, nhiều nhà cửa và cây xanh bị nuốt trôi.
Manh mối cho sự hủy diệt khủng khiếp của hồ Peigneur này lại nằm vùng đất sâu 400 mét dưới đáy hồ, nơi có một mỏ muối khổng lồ đang hoạt động. Vào tháng 10 năm 1980, công nhân của Texaco đang tiến hành khoan thăm dò mỏ dầu bên dưới lớp bùn của hồ Peigneur. Đột nhiên, mũi khoan bị mắc kẹt ở độ sâu 374,9 mét. Trong nỗ lực kéo mũi khoan lên, các công nhân bỗng nghe thấy các tiếng nổ lớn như tiếng súng nổ. Ít phút sau, dưới sự chứng kiến của những người may mắn sống sót, giàn khoan của họ bị hố nước nuốt gọn.
Texaco đã cho điều tra và phát hiện thấy 1 mũi khoan của đội thăm dò đã khoan trúng vào một mỏ muối ẩn sâu dưới hồ Peigneur. Mũi khoan vô tình làm đất sụt, nước hồ đã tháo nhanh xuống mỏ muối đến mức khiến cho cả giàn khoan dầu cao 46m, trị giá 5 triệu USD đã bị biến mất trong xoáy nước dữ dội. 16 tỷ mét nước chảy vào hầm mỏ nhanh hơn tốc độ không khí thoát ra. Áp lực khiến một vài mạch nước bắn ra cao 122m lên không trung và tiếng động có thể nghe thấy cách đó… 32 km!
Nếu như, trước khi đặt giàn khoan, Texaco kiểm tra và đặt giàn khoan cách mỏ muối ít nhất 120 mét, thì đã không có sự cố thiệt hại về người và của này. Sau đó công ty thăm dò đã phải chi trả 32 triệu USD cho công ty khai khoáng và bồi thường cho các vườn ươm thực vật xung quanh số tiền lên đến 120.000 USD
TOP 6. 1.400 xe ô tô chìm cùng tàu Baltic Ace 2012
Con tàu vận chuyển Baltic Ace, với 1.400 chiếc ô tô Mitsubishi trên tàu, bất ngờ va chạm với tàu Corvus J khiến tàu bị chìm gây thiệt hại lớn. Cú va chạm đã khiến tàu chở ô tô MV Baltic Ace bị chìm xuống độ sâu 35 mét dưới biển Bắc Hải. Vụ việc xảy ra trong vòng đúng 15 phút. Khi chìm xuống đáy biển, tàu MV Baltic Ace đã mang theo 11 thủy thủ, 1.400 chiếc xe Mitsubishi đang trên đường đến Nga và 540.000 lít nhiên liệu. Trong vụ tai nạn này, chỉ có đúng 13 thủy thủ đoàn còn sống sót.
Tàu MV Baltic Ace đã nằm dưới đáy biển Bắc Hải trong suốt 2 năm, ngăn cản hoạt động tại cảng biển đông tàu thuyền của Rotterdam, Hà Lan, và khiến người ta lo ngại về thảm họa môi trường.
Để tránh việc chìm tàu ảnh hưởng đến giao thông hàng hải, chính phủ Hà Lan đã đầu tư hơn 18 con tàu và 150 người tham gia vào công tác cứu nạn, tiêu tốn hơn 75 triệu USD. Nếu cộng cả các loại hàng hóa khác nhau trên tàu Baltic Ace vào thời điểm đó, thiệt hại từ vụ tai nạn lên tới con số kinh khủng khiếp là là 150 triệu USD. Thông qua điều tra phân tích sau sự cố phát hiện sự cố này hoàn toàn là do lỗi của con người gây ra.
TOP 5. Vệ tinh thăm dò sao Hỏa của NASA “đi lạc” năm 1998
Để khảo sát xem liệu các điều kiện vật lí trên hành tinh Đỏ có phù hợp với con người hay không, NASA đã thiết kế Mars Climate Orbiter – một vệ tinh chuyên thu thập dữ liệu về khí hậu của sao Hỏa và dự tính sẽ đưa nó vào hoạt động trong vòng 2 năm.
Được phóng vào tháng 12/1998, vệ tinh này theo tính toán sẽ tiếp cận được sao Hỏa khoảng 1 năm sau đó. Tuy nhiên vào 23/9/1999, NASA thông báo Mars Climate Orbiter chính thức bị mất tích.
Lý do lần này lại là vì lập trình. Một số chuyên viên đã quên… đổi đơn vị sang một hệ thống nhất, dẫn đến sai số lớn trong hệ thống máy móc. Và quả thực, câu nói sai một ly, đi một dặm là rất đúng trong trường hợp này, vì vệ tinh ấy đến nay chẳng ai biết nó ở đâu nữa. Mà chính bởi vì một sai lầm nhỏ này thôi đã khiến Nasa tổn thất lên đến 32,8 tỷ USD
TOP 4. Sai 1 dấu phẩy, đi luôn tàu ngầm Issac Peral
Đây có lẽ là trò cười lớn nhất trong lịch sử hải quân Tây Ban Nha. Ban đầu tàu ngầm Issac Peral kiến hoàn thành vào năm 2012, nhưng khi sắp hoàn tất giai đoạn đóng ở nhà máy thì các giám sát thi công mới phát hiện ra lỗi thiết kế nghiêm trọng của con tàu này. Đó là với trọng tải hơn 70 tấn, khi chiếc tàu ngầm này lặn xuống nước, rất có khả năng nó sẽ vĩnh viễn chìm luôn.
Sau này thông qua việc điều tra và phân tích chứng cứ phát hiện là lỗi…”đánh máy” khi đặt sai vị trí dấu thập phân khi nhập dữ liệu dẫn đến việc trọng lượng tàu nặng hơn dữ liệu tính toán hàng trăm lần. Tàu ngầm Issac Peral không thể giữ được thăng bằng khi ở trong nước nên cuối cùng chỉ có thể vớt nó lên, tháo dỡ và thiết kế lại. Tổng chi phí ước tính ban đầu khoảng vài trăm triệu Euro giờ đã vượt qua 4 tỷ Euro.
TOP 3. “Bê bối” sân bay Berlin Brandenburg Airport, Đức
Sân bay Berlin Brandenburg bắt đầu lên kế hoạch từ 1990 và năm 2006 tiến hành xây dựng với kinh phí đầu tư lên đến 4 tỷ bảng Anh nhưng rồi lại trở thành “nỗi xấu hổ” của nước Đức. Vốn dĩ sân bay được hoàn thành và bắt đầu sử dụng vào tháng 10 năm 2011 nhà đầu tư đã thuê kỹ sư không có trình độ thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy gây ra hàng loạt lỗi “ngớ ngẩn” khiến thời gian đưa vào sử dụng bị dời tới 2013. Sau đó qua quá trình điều tra lại phát hiện sân bay còn tồn tại hàng hoạt những vấn đề an toàn khác như dây cáp 90 m không được lắp đặt đúng, thang cuốn tự động quá ngắn… Thế nên đến 2020 sân bay mới hoàn thành và chi phí dự tính chỉ là 2,9 tỷ Euro nhưng cuối cùng sửa chữa mất 8 tỷ Euro.
TOP 2. Tàu hạm Vasa Thụy Điển, hạ thủy 20 phút đã chìm
Từng được xưng tụng là “tàu chiến vĩ đại nhất thời đại”, cái kết của tàu chiến Vasa không thể cay đắng hơn khi chôn mình hơn 3 thế kỷ dưới đáy vịnh Stockholm (Thụy Điển) chỉ sau 20 phút bắt đầu chuyến hải trình đầu tiên.
Năm 1628, Hải quân Hoàng gia Thụy Điển cho ra mắt Vasa – một tàu chiến với chiều dài ấn tượng: 68 mét. Con tàu có khả năng đáng kinh ngạc khi được trang bị 64 khẩu súng hạng nặng. Đây là vũ khí trang bị chưa từng có trên bất kỳ chiến hạm nào vào thời điểm đó.
Thế nhưng, thời khắc huy hoàng của con tàu vừa “khủng” vừa đẹp đẽ này ngắn chẳng tày gang. Chỉ 20 phút trong chuyến hải trình đầu tiên, Vasa chìm nghỉm trước ánh mắt hãi hùng của đám đông đưa tiễn, không chỉ giết chết 30 người trên tàu (có nhiều nguồn khác nói con số này là 53) mà còn biến nó thành một trong những thất bại khủng khiếp nhất cũng như bí ẩn nhất lịch sử hàng hải.
Theo nghiên cứu lịch sử của trang SimScale, lý do khiến siêu chiến hạm này “đoản mệnh” tới vậy là từ vua Gustav II Adolf. Ông đã ra lệnh cho đô đốc Fleming đóng ngay con tàu dài 41 m với súng thần công 2 bên – điều chưa ai làm ở Thụy Điển trước đó. Thế là từ thiết kế truyền thống, Vasa trở thành con tàu đầu tiên thử sức với thay đổi lớn. Henrik Hybertsson là chuyên gia đóng tàu thượng thặng nhưng trước tình thế mới cộng với sức ép thời gian, ông chỉ có thể “tăng size” cho tàu từ 33m lên 68m và thêm mấy chục ụ súng vào chứ không kịp nghiên cứu xem nó có nổi được trên nước không. Đã vậy, các thay đổi xoành xoạch không được ghi chép cẩn thận, không có chú giải cụ thể và có đến 5 nhóm khác nhau thi công phần thân tàu mà không hề trao đổi nội bộ.
Bi kịch cứ thế ngấm ngầm hình thành mà không ai nhận ra, nhất là sau khi kiến trúc sư Hybertsson đổ bệnh và qua đời vào năm 1627, chưa đầy một năm trước khi Vasa ra mắt.
TOP 1. Nga bán đi Alaska cho Mỹ
Giao dịch này được coi là vụ mua bán hoang phí nhất lịch sử nước Nga. Đó cũng là quyết định thất bại nhất của vua Alexander 2. Năm 1867 Alaska vẫn là vùng đất hoang cằn cỗi thuộc sở hữu của Nga và sau đó đã bán nó cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD. Nhưng Người tính không bằng trời tính vì năm 1896 Mỹ đã phát hiện mỏ vàng lớn ở Alaska, hơn nữa trong quá trình thăm dò còn phát hiện lượng lớn dầu mỏ và khí tự nhiên. Vậy nên vùng đất hoang này sẽ ngay lập tức trở thành vùng đất kho báu. Theo tính toán thì Alaska giá trị kinh tế lên tới 2000 tỷ USD, gấp hàng triệu lần số tiền Nga thu được khi bán Alaska. Đúng là “có không giữ mất đừng tìm”.
Mình hy vọng các bạn sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình về bài viết này ở phần bình luận.