Vừa qua, truyền thông Đài Loan đưa tin nhà văn Quỳnh Dao đã qua đời tại nhà riêng vào chiều ngày 04/12. Nguyên nhân ban đầu được xác định là tự tử. Thông tin trên nhanh chóng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ công chúng.
Nhà văn Quỳnh Dao qua đời
Ngày 04/12/2024, truyền thông Đài Loan bất ngờ đưa tin nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao đã qua đời tại nhà riêng ở Đài Bắc vào chiều cùng ngày, hưởng thọ 86 tuổi. Được biết, sau khi nhận được tin, các nhân viên y tế đã có mặt tại nhà riêng của bà nhưng lúc ấy bà đã ngừng tim, không còn dấu hiệu của sự sống. Nguyên nhân tử vong ban đầu được cảnh sát xác định là do tự tử.
Trong di thư để lại, nhà văn Quỳnh Dao có viết: “…Tôi đã được giải thoát khỏi thân xác đang dần đau đớn, nhẹ nhàng hóa thành tuyết và bay đi. Đây là nguyện vọng của tôi. Cái chết là con đường mà ai cũng phải đi qua và cũng là đại sự cuối cùng trong đời người. Tôi không muốn phó mặc cho số phận, không muốn từ từ héo mòn, tôi muốn tự quyết định chuyện lớn cuối cùng này […] Tạm biệt những người yêu dấu của tôi. Tôi rất may mắn vì kiếp này đã được gặp gỡ và quen biết với mọi người. Nên biết là, tôi lựa chọn ra đi ở chặng cuối của cuộc đời. Vì vậy, các bạn trẻ, đừng dễ dàng từ bỏ cuộc sống…hãy sống thật mạnh mẽ, đừng để phí chuyến dạo chơi tại thế gian này…”
Từ nội dung di thư được công bố, nhiều người đoán rằng Quỳnh Dao có thể đã phải đối mặt với bệnh tật khi về già. Những đau đớn kéo dài khiến bà quyết định tìm đến cái chết để “giải thoát” bản thân thật “nhẹ nhàng”.
Quỳnh Dao: “Người mẹ” của nhiều bộ phim gắn bó với tuổi thơ
Thông tin nữ sĩ Quỳnh Dao qua đời và bức di thư của bà đã gây “chấn động” không chỉ với công chúng xứ tỷ dân mà còn với các khán giả ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Trên Weibo – mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, các từ khóa “Quỳnh Dao qua đời”, “Video cáo biệt của Quỳnh Dao”, “Thư tuyệt mệnh của Quỳnh Dao” nhanh chóng “leo” bảng hot search và chiếm lĩnh các vị trí đầu kèm tag “bạo”, chứng minh sự quan tâm mạnh mẽ của công chúng trước thông tin trên. Tại đây, bên cạnh việc cập nhật và chia sẻ thông tin, nhiều người cũng bày tỏ sự tiếc thương đối với nữ nhà văn cũng như “hồi tưởng” về các tác phẩm kinh điển của bà.
Đôi nét về nhà văn Quỳnh Dao
Nữ sĩ Quỳnh Dao (1938-2024), bà tên thật là tên thật là Trần Triết, là một nhà văn, nhà biên kịch đồng thời cũng là nhà sản xuất phim nổi tiếng người Đài Loan. Quỳnh Dao sinh ra và lớn lên trong gia đình được xem là “thư hương môn đệ” với cụ ngoại là thầy thuốc nổi tiếng cuối đời nhà Thanh, cha là giáo sư sử học, mẹ và các dì đều là nhà văn, nhà ngoại giao có tiếng. Năng khiếu và đam mê sáng tác của Quỳnh Dao bộc lộ từ khi còn nhỏ.
Những tác phẩm để đời của nhà văn Quỳnh Dao
Bộ tiểu thuyết đầu tay của bà – Vân Ảnh – được viết vào năm 16 tuổi. Đến nay, bà đã sáng tác rất nhiều bộ tiểu thuyết, trong đó có nhiều bộ được mua bản quyền để chuyển thể thành phim. Một số tác phẩm nổi bật:
- Song Ngoại (1963)
- Hạnh Vân Thảo (1964)
- Lục Cá Mộng (1964)
- Thố Ty Hoa (1964)
- Dòng Sông Ly Biệt (Yên Vũ Mông Mông – 1964)
- Triều Thanh (1964)
- Kỷ Độ Tịch Dương Hồng (1964)
- Thuyền (1965)
- Nguyệt Mãn Tây Lâu (1966)
- Hàn Yên Thúy (1966)
- Tử Bối Xác (1966)
- Tiễn Tiễn Phong (1967)
- Thái Vân Phi (1968)
- Xóm Vắng hay Vườn rộng sân sâu (Đình Viện Thâm Thâm – 1969)
- Tinh Hà (1969)
- Thủy Linh (1971)
- Hồ ly trắng (Bạch Hồ – 1971)
- Hải Âu Phi Xứ (1972)
- Băng Nhi (1985)
- Tuyết Kha (1990)
- Hoàn Châu cách cách (1999)
- Đoạn Cuối Cuộc Tình (tháng 8, 2006)
- Không phải hoa chẳng phải sương (2013)
- Tương tư Thảo
- Bên Bờ Quạnh Hiu
Một số bộ phim nổi tiếng được chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao
- Xóm vắng 1971
- Mùa thu lá bay 1973
- Hải âu phi xứ 1974
- Bên dòng nước 1975
- Tình buồn 1985
- Dòng sông ly biệt 1986
- Xóm vắng – 1987
- Bên dòng nước 1988
- Hải âu phi xứ 1989
- Nỗi lòng thấu trời xanh 1998
- Hoàn Châu cách cách 1997-2003, do bà kịch bản nội dung và kịch bản phim
- Tân dòng sông ly biệt 2001
- Không phải hoa chẳng phải sương 2013
- Trâm hoa mai 1993
- Người chồng ma 1993
- Thủy Vân Giang 1993
- Tân Nguyệt cách cách 1994
- Yên tỏa trùng lâu 1994
- Uyển Quân – 1990
- Người vợ câm 1990
- Ba đóa hoa 1990
- Tuyết Kha 1991
- Ngọn cỏ ven sông 1992
- Một thoáng mộng mơ 1996
- Tân Hoàn Châu cách cách 2011
Bạn có thể quan tâm:
Nhận xét của bạn sẽ giúp cho mình có cơ sở để cải thiện và phát triển bài viết trong tương lai. Hãy chia sẻ nhé.