Hướng dẫn soạn văn phong cách Hồ Chí Minh, dàn ý chi tiết soạn văn 9 phong cách Hồ Chí Minh và 20+ bài văn mẫu hay nhất về phong cách Hồ Chí Minh để các em học sinh có thể tham khảo.
- Soạn văn phong cách Hồ Chí Minh
- Bài soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh 1
- Bài soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh 2
- Soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh 3
- Soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh 4
- Dàn ý phân tích bài Phong Cách Hồ Chí Minh
- 30+ bài văn mẫu phong cách Hồ Chí Minh
- Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – mẫu 1
- Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – mẫu 2
- Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 3
- Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 4
- Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 5
- Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 6
- Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 7
- Cảm nghĩ sau khi học bài Phong cách Hồ Chí Minh
- Link download văn mẫu phân tích Phong Cách Hồ Chí Minh
Soạn văn phong cách Hồ Chí Minh
Bài soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh 1
I. Tác giả
Lê Anh Trà sinh năm 1927, mất năm 1999.
Quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Là một nhà quân sự, nhà văn nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Ông được cấp bằng tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva năm 1965 và được phong phó giáo sư năm 1984, giáo sư năm 1991.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
Tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lý NXB Văn hóa 1957. Đây là tác phẩm ông viết cùng tác giả Lê Trọng Khánh.
Tác phẩm “Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam” NXB Sự thật 1982.
Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long Chủ biên Viện Văn hóa xuất bản 1984…
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Phong cách Hồ Chí Minh được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.
2. Bố cục
Gồm hai phần:
Phần 1: Từ đầu đến “nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
Phần 2. Còn lại. Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
3. Tóm tắt
Mẫu 1
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế ấy vẫn không làm ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hằng ngày đến cách làm việc. Nếp sống giản dị và thanh đạm ấy giống như các vị danh nho thời xưa. Đó hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, làm cho mình khác người. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần của Bác.
Mẫu 2
Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói được mà còn viết được (Pháp, Anh, Hoa, Nga…). Bác cũng hiểu biết văn hóa, nghệ thuật các nước, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Dù tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam. Lối sống ấy vô cùng giản dị. Bác “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Trang phục cũng hết sức giản dị với “bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Bữa ăn hàng ngày “đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Nếp sống ấy giống như của các vị danh nho như Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm được tác giả cho rằng là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn”.
III. Đọc hiểu văn bản
1. Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh
Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây.
Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga…
Hiểu biết văn hóa, nghệ thuật một cách uyên thâm, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.
=> Một con người luôn không ngừng cố gắng học hỏi.
2. Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
Ở: Lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình. Chiếc nhà sàn vỏn vẹn có vài khóc để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
Mặc: Trang phục hết sức giản dị với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
Ăn: Đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Sống ở đó một mình với tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
=> Lối sống giản dị không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào cả.
Đánh giá phong cách sống: Giản dị, thanh cao xuất phát tự nhiên chứ không phải là Bác tự thần thánh hóa bản thân, tự làm cho mình khác người.
=> Lối sống của một con người yêu nước, yêu những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
IV. Tổng kết
Nội dung: Qua “Phong cách Hồ Chí Minh”, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nghệ thuật: Hình ảnh chọn lọc và tiêu biểu, sử dụng từ Hán Việt, trích dẫn thơ…
Bài soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
- Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa…
- Hiểu biết văn hóa, nghệ thuật một cách uyên thâm, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Lý do:
- Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây.
- Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng có chọn lọc.
- Vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
Ở: Lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình. Chiếc nhà sàn vỏn vẹn có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
Mặc: Trang phục hết sức giản dị với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
Ăn: Đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Sống ở đó một mình với tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
Câu 3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao vì:
Giản dị: Từ ăn, mặc cho đến ở đều rất mực bình thường, không giống một vị tổng thống hay chủ tịch nào. Sống như vậy không nhằm để thần thánh hóa bản thân mà xuất phát từ con người của Bác.
Thanh cao: Cách sống này như một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, đem lại hạnh phúc cho tâm hồn.
Câu 4. Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Nét đẹp của Bác có sự kết hợp giữa văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại.
Bác không chỉ sống giản dị mà còn thanh cao.
=> Cách sống đáng học tập, cũng như cảm thấy tự hào về vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
II. Luyện tập
Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Gợi ý:
1. Câu chuyện của ông Nguyễn Thế Văn quê ở Thái Bình là người thân cận duy nhất lo cho Bác từ giấc ngủ đến bữa ăn kể lại: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gặp tai, mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại.
Va li quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô và một bộ trang phục để tiếp khách thế nhưng Bác luôn dặn tôi phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc va li như báu vật, nếu đi đâu ra khỏi phòng phải cho vào tủ khóa lại…”
2. Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể lại khi làm việc ở văn phòng chủ tịch, có đôi khi bà còn đảm nhận công việc khâu vá quần áo, chăn màn cho bác. Theo lời bà kể: “Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá…”
Soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh 3
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hiểu biết văn hóa, nghệ thuật một cách uyên thâm, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy vì:
- Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây.
- Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng có chọn lọc.
- Vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày:
- Nơi ở bình dị, đơn sơ.
- Trang phục giản dị, với tư trang ít ỏi.
- Ăn uống đạm bạc.
Câu 3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao vì: Giản dị mà không gợi cảm giác cơ cực. Cách sống này như một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, đem lại hạnh phúc cho tâm hồn.
Câu 4. Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Nét đẹp của Bác có sự kết hợp giữa văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại. Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử với cách sống giản dị mà thanh cao.
II. Luyện tập
Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Gợi ý:
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khỏe Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10 tháng 5 năm 1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3 tháng 5 năm 1969. Từ giữa năm 1969, sức khỏe Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19 tháng 5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh 4
(1) Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Anh Trà, văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.
(2) Thân bài
a. Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh
Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây.
Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga…
Hiểu biết văn hóa, nghệ thuật một cách uyên thâm, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.
=> Một con người luôn không ngừng cố gắng học hỏi.
b. Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
Ở: lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình. Chiếc nhà sàn vỏn vẹn có vài khóc để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
Mặc: trang phục hết sức giản dị với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
Ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Sống ở đó một mình với tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
=> Lối sống giản dị không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào cả.
Đánh giá phong cách sống: Giản dị, thanh cao xuất phát tự nhiên chứ không phải là Bác tự thần thánh hóa bản thân, tự làm cho mình khác người.
=> Lối sống của một con người yêu nước, yêu những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
(3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”.
Dàn ý phân tích bài Phong Cách Hồ Chí Minh
Dàn ý phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh 1
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc.
2. Thân bài
a. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình
– Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bởi vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:
Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Hoa, Nga…
Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm
* Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc
– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:
Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài
b. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh
Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”
Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối…
⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì
c. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh
– Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:
Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời
Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên
⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
3. Kết bài
Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…
Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay
Dàn ý phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh 2
I. Mở bài
Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.
Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.
II. Thân bài
1. Con đường hình thành nên phong cách của Hồ Chí Minh:
– Vốn kiến thức của Hồ Chí Minh:
Nhờ vào sự nỗ lực bác đã có một kiến thức uyên thâm.
Bác đi rất nhiều nơi, có được kiến thức nhiều nước, những kiến thức chọn lọc và văn hóa sâu sắc.
Dù những kiến thức Bác văn hóa nước ngoài uyên thâm nhưng Bác vẫn giữ giá trị truyền thống của mình.
Lối sống bình dị, rất Việt Nam.
– Lối sống của Hồ Chí Minh:
Ngôi nhà sàn với đồ đạc đơn sơ, mộc mạc.
Trang phục vô cùng giản dị: đồ bà ba, dép cao su,…
Những món ăn rất giản dị và quen thuộc…
2. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh:
Một cách sống có văn hóa, dựa vào cách sống có thể đoán được nhân cách con người.
Bác rất coi trọng giá trị tinh thần, vật chất chỉ là những thứ xa hoa, phù phiếm.
III. Kết bài
Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.
Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.
30+ bài văn mẫu phong cách Hồ Chí Minh
Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – mẫu 1
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Bác Hồ – được biết đến với vai trò là một người lãnh đạo dân tộc Việt Nam chống lại kẻ thù, giành độc lập cho dân tộc. Người đã trở thành tấm gương sáng ngời cho nhân dân ta noi theo về một phong cách sống thật thanh cao.
Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong cuộc đời của mình, Bác đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây. Đến đâu, Người cũng học hỏi và tìm hiểu về đất nước đó. Điều đó giúp Bác thông thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và vô cùng am hiểu về văn hóa, nghệ thuật của các nước một cách uyên thâm. Bác Hồ không chỉ “biết tiếp thu cái đẹp” mà còn biết “phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”. Người tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng lựa chọn tiếp thu có chọn lọc để giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đến từ sự giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể và toàn diện để chứng minh điều ấy. Với cương vị của một nhà lãnh đạo nhưng Bác Hồ lại “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Chiếc nhà sàn “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Trang phục của Bác cũng đơn giản hết mực “với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Món ăn hàng ngày thì vô cùng đạm bạc – toàn là món ăn dân tộc không chút cầu kì: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Bác sống ở đó một mình với “tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm”. Lối sống ấy khiến cho Lê Anh Trà phải đưa ra đánh giá rằng không có bất kì một vị nguyên thủ quốc gia nào có thể sống như Bác Hồ. Để rồi, từ lối sống giản dị ấy, tác giả liên tưởng đến lối sống của các nhà hiền triết thời xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi. Họ là những bậc chí sĩ lựa chọn lối sống ẩn dật tránh đời. Còn ở đây, Bác Hồ lựa chọn lối sống giản dị không phải là để thần thánh hóa bản thân mình hay để khác người. Bác lựa chọn lối sống ấy với như là một cách để tu dưỡng tinh thần, là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Lối sống đem lại những niềm hạnh phúc cho tâm hồn.
Để làm nên thành công của văn bản phải kể đến các yếu tố nghệ thuật. Tác giả đã đan xen giữa tự sự và bình luận kết hợp với việc đưa ra những lí lẽ cùng dẫn chứng hết sức tiêu biểu khiến cho “Phong cách Hồ Chí Minh’’ thực sự thuyết phục được người đọc, người nghe. Qua phân tích trên, có thể thấy, phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh giữa tinh hóa văn hóa nhân loại và truyền thống dân tộc. Từ đó, mỗi người chúng ta hãy biết học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.
Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – mẫu 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người chính là biểu tượng của một lối sống giản dị mà đầy thanh cao. Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà – người đọc như hiểu rõ hơn về điều ấy.
Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990. Qua văn bản này, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đầu tiên, nét đẹp trong phong cách của Bác Hồ chính là ở sự kết tinh giữa văn hóa của nhân loại và truyền thống dân tộc. Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nước trên thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đối với mỗi nền văn hóa Người lại có những vốn hiểu biết nhất định trên nhiều lĩnh vực. Đến đâu, Bác Hồ cũng không ngừng học hỏi. Điều đó thể hiện qua vốn ngoại ngữ của Hồ Chủ tịch. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” toàn bộ cái hay cái đẹp của các nền văn hóa nhưng tiếp thu có chọn lọc. Đồng thời, Người cũng đã “nhào nặn” để cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình. Bác đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.
Kế tiếp, Lê Anh Trà đã đưa ra những biểu hiện trong lối sống giản dị của Bác với những dẫn chứng cụ thể và đầy thuyết phục. Nơi ở của Bác – mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” – Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Quả thật, đúng như lời nhận xét đầy xác đáng của tác giả – ít có vị chủ tịch hay tổng thống nào có lối sống giản dị được như Hồ Chủ tịch.
Cuối cùng, nhà văn đưa ra lời bình luận về phong cách của Bác. Việc liên tưởng đến các nhà hiền triết thời xưa suy cho cùng cũng chỉ để khẳng định vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh. Đó không phải là một cách sống khác người hay lối sống khắc khổ của những nhà tu hành. Bác Hồ đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Một cách sống thanh cao và có thể đem lại cho Người một tinh thần thoải mái, vui vẻ. Ta có thể bắt gặp rất nhiều câu chuyện có thật về đời sống giản dị của Bác. Câu chuyện của ông Nguyễn Thế Văn quê ở Thái Bình là người thân cận duy nhất lo cho Bác từ giấc ngủ đến bữa ăn kể lại: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gặp tai, mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại. Va li quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô và một bộ trang phục để tiếp khách thế nhưng Bác luôn dặn tôi phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc va li như báu vật, nếu đi đâu ra khỏi phòng phải cho vào tủ khóa lại…”. Hay như câu chuyện của bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể lại khi làm việc ở văn phòng chủ tịch, có đôi khi bà còn đảm nhận công việc khâu vá quần áo, chăn màn cho bác. Theo lời bà kể: “Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá…”.
Thế mới thấy, lối sống giản dị của Bác Hồ là điều mà tất cả mọi người đều cảm nhận được. Nhưng đến với bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta mới thấy được điều ấy một cách thật sâu sắc.Tóm lại, qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã cho người đọc thấy rõ được phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh – giản dị nhưng thật thanh cao và đáng quý.
Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 3
Việt Nam đang trên đà phát triển, hòa cùng với xu thế hội nhập toàn cầu trên thế giới. Vì thế, một vấn đề cấp bách đặt ra là làm thế nào để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại thế giới mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc, hòa nhập nhưng không được hòa tan. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa quốc gia. Nhận thức được điều đó, Lê Anh Trà đã có bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”. Trong bài viết có trích đoạn “Phong cách Hồ Chí Minh” rất là tiêu biểu, độc đáo, tác giả đã chỉ ra những vẻ đẹp về phong cách của Người. Và Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, giúp cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được những bài học nhận thức đúng đắn về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.
Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa trên thế giới. Tạp chí “Time” đã từng xếp Người vào danh sách là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX. Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà không chỉ mang ý nghĩa thời sự trong tình hình hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài tới tương lai phía trước. Bởi việc học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần phải duy trì thực hiện thường xuyên đối với mọi thế hệ của người Việt.
Trước hết là cơ sở hình thành phong cách Hồ Chí Minh trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Trên con đường hoạt động cách mạng, trải qua bao nhiêu năm bôn ba trên khắp các châu lục từ châu Á sang châu Âu, từ châu Phi sang châu Mĩ, đã giúp cho Hồ Chí Minh có một sự hiểu biết sâu rộng mọi nền văn hóa trên thế giới. Để có được điều đó, Người đã ra sức học các tiếng ngoại ngữ nước ngoài “viết và nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…” Người luôn chủ động học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật ở mọi lúc mọi nơi đến một mức khá là uyên thâm. Người sẵn sàng tiếp thu mọi “cái hay cái đẹp của mọi nền văn hóa nhưng cũng luôn quan sát phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực của Chủ nghĩa tư bản”; luôn biết cân bằng hài hòa sự “ảnh hưởng quốc tế đó với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được” để tạo nên một phong cách “rất Việt Nam, rất Phương Đông… rất mới, rất hiện đại”. Như vậy, chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một con người rất bản lĩnh, giàu nghị lực, có tầm nhìn sâu xa và có một phong cách rất giàu giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Từ đó, tạo nên một phong cách độc đáo ở con người Hồ Chí Minh.
Từ việc chỉ ra cơ sở để hình thành nên Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đi vào những biểu hiện cụ thể về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua lối sống: giản dị và thanh cao. Mặc dù lúc này, Người đã trở thành một vị chủ tịch nước vĩ đại, cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Người vẫn hiện lên với một lối sống vô cùng giản dị. Nơi ở và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm thành “cung điện” của mình, chỉ có vẻn vẹn vài phòng như: phòng tiếp khách, phòng họp Bộ chính trị, phòng làm việc và phòng ngủ. Trang phục của Bác đơn giản chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. Những món ăn hằng ngày đạm bạc của dân tộc không chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Đây không phải là một lối sống khắc khổ, tự thần thánh hóa hay tự làm cho khác người mà là một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao của một con người trí thức với một quan niệm sống tích cực: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, thanh cao.
Phần cuối của trích đoạn, tác giả đưa ra sự liên hệ dẫn chứng giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tác dụng như một thủ pháp đòn bẩy, khẳng định lại một cách mạnh mẽ lối sống giản dị của Bác là một lối sống đẹp, rất thanh cao, trong sáng; là cách để Người di dưỡng tâm hồn và thể xác. Từ đó, gợi lên sự gần gũi và truyền thống giữa người xưa và nay, giữa Bác và các bậc hiền triết, làm tôn thêm phần cao qúy ở Người.
Tóm lại, bài viết có sự kết hợp giữa kể và bình luận; những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn rất tiêu biểu, có sức thuyết phục; sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để làm nổi bật ý: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác. Đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.
Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 4
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Bác Hồ – được biết đến với vai trò là một người lãnh đạo dân tộc Việt Nam chống lại kẻ thù, giành độc lập cho dân tộc. Người đã trở thành tấm gương sáng ngời cho nhân dân ta noi theo về một phong cách sống thật thanh cao.
Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong cuộc đời của mình, Bác đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây. Đến đâu, Người cũng học hỏi và tìm hiểu về đất nước đó. Điều đó giúp Bác thông thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và vô cùng am hiểu về văn hóa, nghệ thuật của các nước một cách uyên thâm. Bác Hồ không chỉ “biết tiếp thu cái đẹp” mà còn biết “phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”. Người tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng lựa chọn tiếp thu có chọn lọc để giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đến từ sự giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể và toàn diện để chứng minh điều ấy. Với cương vị của một nhà lãnh đạo nhưng Bác Hồ lại “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Chiếc nhà sàn “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Trang phục của Bác cũng đơn giản hết mực “với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Món ăn hàng ngày thì vô cùng đạm bạc – toàn là món ăn dân tộc không chút cầu kì: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Bác sống ở đó một mình với “tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm”. Lối sống ấy khiến cho Lê Anh Trà phải đưa ra đánh giá rằng không có bất kì một vị nguyên thủ quốc gia nào có thể sống như Bác Hồ.
Để rồi, từ lối sống giản dị ấy, tác giả liên tưởng đến lối sống của các nhà hiền triết thời xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi. Họ là những bậc chí sĩ lựa chọn lối sống ẩn dật tránh đời. Còn ở đây, Bác Hồ lựa chọn lối sống giản dị không phải là để thần thánh hóa bản thân mình hay để khác người. Bác lựa chọn lối sống ấy với như là một cách để tu dưỡng tinh thần, là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Lối sống đem lại những niềm hạnh phúc cho tâm hồn.
Để làm nên thành công của văn bản phải kể đến các yếu tố nghệ thuật. Tác giả đã đan xen giữa tự sự và bình luận kết hợp với việc đưa ra những lí lẽ cùng dẫn chứng hết sức tiêu biểu khiến cho “Phong cách Hồ Chí Minh’’ thực sự thuyết phục được người đọc, người nghe.
Qua phân tích trên, có thể thấy, phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh giữa tinh hóa văn hóa nhân loại và truyền thống dân tộc. Từ đó, mỗi người chúng ta hãy biết học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.
Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người chính là biểu tượng của một lối sống giản dị mà đầy thanh cao. Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà – người đọc như hiểu rõ hơn về điều ấy.
Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990. Qua văn bản này, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đầu tiên, nét đẹp trong phong cách của Bác Hồ chính là ở sự kết tinh giữa văn hóa của nhân loại và truyền thống dân tộc. Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nước trên thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đối với mỗi nền văn hóa Người lại có những vốn hiểu biết nhất định trên nhiều lĩnh vực. Đến đâu, Bác Hồ cũng không ngừng học hỏi. Điều đó thể hiện qua vốn ngoại ngữ của Hồ Chủ tịch. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” toàn bộ cái hay cái đẹp của các nền văn hóa nhưng tiếp thu có chọn lọc. Đồng thời, Người cũng đã “nhào nặn” để cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình. Bác đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.
Kế tiếp, Lê Anh Trà đã đưa ra những biểu hiện trong lối sống giản dị của Bác với những dẫn chứng cụ thể và đầy thuyết phục. Nơi ở của Bác – mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” – Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Quả thật, đúng như lời nhận xét đầy xác đáng của tác giả – ít có vị chủ tịch hay tổng thống nào có lối sống giản dị được như Hồ Chủ tịch.
Cuối cùng, nhà văn đưa ra lời bình luận về phong cách của Bác. Việc liên tưởng đến các nhà hiền triết thời xưa suy cho cùng cũng chỉ để khẳng định vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh. Đó không phải là một cách sống khác người hay lối sống khắc khổ của những nhà tu hành. Bác Hồ đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Một cách sống thanh cao và có thể đem lại cho Người một tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Ta có thể bắt gặp rất nhiều câu chuyện có thật về đời sống giản dị của Bác. Câu chuyện của ông Nguyễn Thế Văn quê ở Thái Bình là người thân cận duy nhất lo cho Bác từ giấc ngủ đến bữa ăn kể lại: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gặp tai, mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại. Va li quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô và một bộ trang phục để tiếp khách thế nhưng Bác luôn dặn tôi phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc va li như báu vật, nếu đi đâu ra khỏi phòng phải cho vào tủ khóa lại…”. Hay như câu chuyện của bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể lại khi làm việc ở văn phòng chủ tịch, có đôi khi bà còn đảm nhận công việc khâu vá quần áo, chăn màn cho bác. Theo lời bà kể: “Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá…”. Thế mới thấy, lối sống giản dị của Bác Hồ là điều mà tất cả mọi người đều cảm nhận được. Nhưng đến với bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta mới thấy được điều ấy một cách thật sâu sắc.
Tóm lại, qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã cho người đọc thấy rõ được phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh – giản dị nhưng cũng thật thanh cao.
Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 6
“Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.
Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh, phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.
Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chút, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc. Bác lựa chọn những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại – “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.
Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác. Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo”. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào hải vị, không có những món cầu kỳ mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:
“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ
Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”
Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa. Nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.
Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống tuy đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống. Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.
Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.
Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Mẫu 7
Nói tới phong cách Hồ Chí Minh, không thể không nhấn mạnh rằng, ở Người có một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng với đạo đức và phong cách. Chiều sâu, sức sáng tạo với những phát kiến mới mẻ, độc đáo trong tư tưởng của Người đã làm cho hệ thống tư tưởng của Người ở tầm chiến lược, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, mà còn thực sự có sự phát triển mới, làm sâu sắc và phong phú thêm kho tàng lý luận và phương pháp cách mạng của di sản kinh điển Mác xít. Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận của Người về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sao cho “đúng quy luật, thuận lòng dân và hợp thời đại”, cũng như quan điểm của Người về dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền – dân chủ – nhân nghĩa, trọng dân đi liền với trọng pháp, đặc biệt chủ thuyết của Người về Đảng cầm quyền, “Đảng là đạo đức, là văn minh”, “dựa vào dân mà xây dựng Đảng”,… đã tỏ rõ giá trị và sức sống của nó qua thử thách của thời gian.
Người xứng đáng là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo, đầy bản lĩnh mà rất nhiều luận điểm của Người đã trở thành kinh điển. Tư tưởng của Người, đồng thời cũng là phương pháp, năm tác phẩm tiêu biểu của Người được xếp vào Quốc bảo1 (Bảo vật Quốc gia) cũng đồng thời còn là pháp bảo, giác ngộ chúng ta về nhận thức và chỉ dẫn cho ta về hành động mà Người khiêm tốn gọi là “cách làm”. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là phương diện trí tuệ, là triết lý và minh triết trong phong cách sống của Người. Đạo đức và thực hành đạo đức, trở thành tấm gương đạo đức, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh làm nên sự thanh cao trong phong cách sống của Người.
Phong cách Hồ Chí Minh là cả một hệ thống. Theo cố Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt2. Năm phương diện hay năm cung bậc đó, tổng hợp, chung đúc lại cho ta hình dung thấy phong cách Hồ Chí Minh, cũng có thể gọi là phong cách sống của Hồ Chí Minh.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấu hiểu và thấu cảm về Người, nên đã từng nói về Người, nhất là phong cách sống của Người thật thấm thía, biểu cảm. Ông khái quát thật cô đọng phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị – lão thực – hiền minh”. Thật đúng như vậy, Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng cách tân, đổi mới với bản lĩnh sáng tạo, không giáo điều, biệt phái mà trái lại, hết sức khoáng đạt, thấm nhuần tinh thần khoan dung và luôn thực hành văn hóa khoan dung. Hồ Chí Minh, người cộng sản hiện đại lại mang cốt cách hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam.
Theo Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh yêu nước 100%, nên cộng sản cũng 100%, nghĩa là trọn vẹn, toàn vẹn. Càng yêu nước thương dân, càng tin yêu và hành động theo lý tưởng cộng sản, càng cộng sản chân chính đích thực bao nhiêu, càng nặng lòng yêu nước thương dân bấy nhiêu. Giải thích ấy của Ông, có sức thuyết phục sâu sắc đối với các học giả nước ngoài đang nỗ lực tìm hiểu về Hồ Chí Minh. Lối sống, đời sống tao nhã, tinh tế, thanh cao của Hồ Chí Minh được Phạm Văn Đồng khắc họa thật điển hình, bằng lời tả ngôi nhà sàn, mảnh vườn, nơi ở của Người: “Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại”.
Khó có chân dung nhân cách và phong cách sống nào của Người lại được vẽ bằng ngôn từ, lời văn, nhịp điệu hay và chuẩn xác đến thế từ ngòi bút của vị Thủ tướng, đồng thời là một nhà văn hóa lớn: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Không chỉ chúng ta cảm nhận như vậy, mà biết bao tấm lòng bè bạn quốc tế đến Việt Nam, có may mắn tiếp xúc với Người, được Người tiếp không phải trong phòng khách sang trọng, mà dưới bóng mát dàn hoa, bên thảm cỏ xanh, cũng đều xúc động nhận ra điều đó.
Hồ Chí Minh có một đời sống thanh cao, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, đứng ở ngoài vòng danh lợi, đã vì dân, vì nước, thì không ham danh, không hám lợi, cả đời chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình, ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân của Người bằng cả trái tim và tấm lòng: từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào. Người đã có lời cảm ơn như thế khi đồng bào chúc thọ sinh nhật Người sau lễ Độc lập. Và, phút lâm chung, trên giường bệnh, Người đã khóc, nói với các đồng chí thân thiết của Người, “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Thanh cao Hồ Chí Minh là như vậy, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bởi phong cách sống thanh cao, nên Người tự rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, giản dị đến hồn nhiên, an nhiên, tự tại, luôn vui vẻ lạc quan, để động viên, an ủi, cổ vũ chúng ta.
Lại thêm một sở cứ nữa cho ta cảm nhận sự cao thượng của Người. Người giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời sống, trong trường đời đấu tranh cách mạng thì mới giản dị được. Bởi, có khi chúng ta chưa hiểu thấu điều giản dị cao quý đó của Người, nên thiển nghĩ Người giản đơn. Lỗi ấy trong tư duy, nhận thức, chúng ta phải sửa, để học tập và làm theo Người một cách thực chất, bản chất và sáng tạo, chứ không máy móc, bắt chước hình hài, dáng vẻ bên ngoài rất không nên và không thể. Đó là noi theo, làm theo cái tâm, cái đức, cái tình và cái trí của Người, để làm tốt nhất công việc hằng ngày, phục vụ dân tốt nhất mỗi ngày, mỗi việc, làm cho dân hài lòng về những đầy tớ, công bộc của mình. Đó cũng là điều có ý nghĩa nhất, để Bác vui lòng, hài lòng và yên lòng về chúng ta trong cuộc sống hôm nay, mai sau và mãi mãi.
Cảm nghĩ sau khi học bài Phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.
Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người “đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người “đã ghé lại” nhiều hải cảng, “đã thăm” các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người “đã sống dài ngày” ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
(Người đi tìm hình của nước)
Người “nói và viết thạo” nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga… Không phải là lắm tiền đi du lịch mà trái lại cuộc đời Người “đầy truân chuyển”, Người “đã làm nhiều nghề”, và đặc biệt là “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và “đã nhào nặn” với cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.
Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái “cung điện” của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, đồ đạc “rất mộc mạc, đơn sơ”. Trang phục của Người “hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp “thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh “rất đạm bạc”: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…, đó là “những món ăn dân tộc không chút cầu kì”.
Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.
Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền…, rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã “sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”. Lê Anh Trà “bất giác nghĩ đến”, liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là “tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời”, mà là “lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.
Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca “Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lân, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người”.
Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Link download văn mẫu phân tích Phong Cách Hồ Chí Minh
Bạn có thể tải 30+ bài văn mẫu bài phân tích Phong Cách Hồ Chí Minh tại đây
Hãy giúp mình hoàn thiện bài viết bằng cách để lại những suy nghĩ của bạn ở phần comment nhé, các bạn ơi.