Đau bụng kinh có this có that, có kiểu đau bụng kinh dù rất khó chịu nhưng an toàn, lại có kiểu đau bụng kinh nguy hiểm cần đi bệnh viên khám ngay. Áp dụng ngay 6 cách giảm đau bụng kinh không cần thuốc hiệu quả dưới đây để giúp bạn vượt qua những ngày ấy dễ dàng hơn nhé.
- Phân biệt 2 loại đau bụng kinh
- Đau bụng kinh nguy hiểm như thế nào?
- 10 mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả
- 1. Massage giảm đau bụng kinh
- 2. Chườm nóng giảm đau bụng kinh
- 3. Uống đủ nước, trà thảo mộc
- 4. Đổi tư thế nằm giảm đau bụng kinh
- 5. Tập Yoga và thể dục nhẹ nhàng
- 6. Nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
- 7. Uống canh gừng giảm đau bụng kinh
- 8. Sắc ngải cứu uống giảm đau bụng kinh
- 9. Miếng dán trị đau bụng kinh, dán lên bụng.
- 10. Châm cứu giảm đau bụng kinh
- 11. Ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng
Phân biệt 2 loại đau bụng kinh
Đau bụng kinh nguyên phát
Là tình trạng đau bụng kinh không có tổn thương thực thể ở cơ quan sinh sản. Nó xảy ra ngay sau khi có kinh và đau nhất trong vòng 2-3 ngày sau khi có kinh, không có dấu hiệu bất thường khi khám thực thể.
Đau bụng kinh thứ phát
Là do các bệnh hữu cơ vùng chậu, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, v.v. Đau bụng kinh thứ phát có thể trầm trọng hơn theo thời gian và đôi khi có thể xảy ra ngoài thời kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh nguy hiểm như thế nào?
- Lão hóa: Đau bụng kinh dẫn đến mất cân bằng khí huyết ở phụ nữ, khiến da xỉn màu, khô da, dễ hình thành vết thâm, mụn trứng cá và các vấn đề khác.
- Vô sinh: Đau bụng kinh thứ phát (chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu mãn tính do bệnh phụ khoa, lạc nội mạc tử cung, v.v.) có thể gây vô sinh.
- Gây lo lắng: Đau bụng kinh còn khiến chị em dễ bị căng thẳng, lo âu, tâm trạng thường xuyên dao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường.
- Ảnh hưởng đến công việc và học tập: Đau nhức khó chịu và nhiều cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới trong hoặc trước và sau kỳ kinh.
- Ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân: Đau bụng kinh kéo dài có thể gây teo âm đạo, khô âm đạo, khó chịu dẫn đến đời sống tình dục đau đớn, khó chịu.
Các dấu hiệu đau bụng kinh cần được điều trị y tế
Khó chịu nhẹ trong thời kỳ kinh nguyệt là phản ứng sinh lý bình thường và không cần phải lo lắng quá nhiều. Loại bỏ căng thẳng, giảm tâm lý lo âu, giúp giải tỏa căng thẳng. Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên. Phụ nữ hút thuốc nên bỏ thuốc lá.
Khi cơn đau trở nên không thể chịu đựng được, có thể sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Châm cứu, châm cứu, ngải cứu… trong y học cổ truyền Trung Quốc có thể làm giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả.
Bạn nên đến bệnh viện kịp thời khi gặp những trường hợp sau:
- Đau bụng kinh dần dần trầm trọng hơn, kéo dài và có khi kéo dài vài ngày sau khi hành kinh.
- Đau bụng kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống bình thường, ngay cả thuốc giảm đau cũng không thể làm giảm hoàn toàn.
- Trong giai đoạn đầu của kỳ kinh nguyệt, bạn có thể bị đau bụng dưới, đau thắt lưng, chóng mặt, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, suy nhược và nôn mửa, cần đi khám ngay.
- Khi đau bụng kinh kết hợp với vô sinh hoặc đau bụng kinh thứ phát cần phải điều trị y tế kịp thời.
10 mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả
Đau bụng mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” là nỗi ám ảnh của không ít bạn gái, thậm chí có những người phải chịu đựng cơn đau suốt nhiều ngày liền mà không biết kêu ai. Nhưng nếu bạn cũng chẳng may nằm trong số những nạn nhân của hiện tượng đau bụng kinh thì cứu tinh đã đến rồi đây: 6 mẹo nhỏ cực kỳ đơn giản này sẽ giúp bạn xóa tan cảm giác đau đớn mỗi tháng lại xuất hiện một lần. Hãy cùng khám phá trong bài viết này nhé!
Đau bụng kinh, hay “cơn đau ngày đèn đỏ”, là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ khi cơ thể bước vào những ngày hành kinh. Hầu như tất cả mọi phụ nữ kể từ lúc bước vào độ tuổi sinh sản đều ít nhiều trải qua những lần bị cơn đau này hành hạ.
Tùy cơ địa mỗi người mà đau bụng kinh có thể xảy ra với mức độ và thời gian khác nhau, có người chỉ cảm thấy hơi ê ẩm một chút rồi hết hẳn vào ngày hôm sau, người khác lại đau dữ dội đến mức không thể làm được việc gì và phải “nằm bẹp” trên giường suốt mấy ngày liền.
1. Massage giảm đau bụng kinh
Đây là phương pháp dựa theo kinh nghiệm của y học cổ truyền, quan niệm rằng mọi chứng bệnh và đau đớn của cơ thể đều xuất phát từ việc kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết không được lưu thông trôi chảy. Đau bụng kinh cũng không phải ngoại lệ của quy luật đó, do vậy để giảm đau chúng ta phải tái lập dòng khí huyết tuần hoàn qua các cơ quan lục phủ ngũ tạng, và cách đơn giản nhất để làm điều đó là xoa bóp, massage.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần áp hai bàn tay vào bụng dưới, ấn nhẹ với lực vừa phải và xoa tay theo chiều kim đồng hồ. Chỉ trong một vài phút bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt của phương pháp này, cơn đau giảm đi rất nhiều mà chẳng cần thuốc men thần dược gì cả. Thậm chí bạn có thể “tăng liều” cho động tác xoa bóp bằng cách bôi thêm dầu nóng, chắc chắn nỗi đau đớn sẽ không còn khiến bạn e sợ nữa đâu!
2. Chườm nóng giảm đau bụng kinh
Bên cạnh massage thì một tuyệt chiêu giúp các chị em giảm đau nhanh không kém là chườm nóng. Theo giả thuyết của khoa học hiện đại, một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh phổ biến là tình trạng máu kém lưu thông trong các cơ quan nội tạng. Tưới máu không đủ làm các mô và tế bào bị thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn tới tổn thương và gây đau mỗi kỳ “đèn đỏ” cho các chị em.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nhiệt độ hơi cao một chút, khoảng 40 độ C, đóng vai trò tương tự một loại thuốc giảm đau khá hiệu quả. Việc tăng nhiệt độ cũng giúp các mạch máu giãn ra, tăng lượng máu lưu thông đến các khu vực bị tổn thương và giảm hiện tượng co thắt cơ trơn làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn hẳn. Do đó nếu đang bị cơn đau bụng kinh hành hạ mỗi tháng thì bạn hãy áp dụng cách này: dùng chai nước ấm hoặc túi chườm nóng chuyên dụng áp vào bụng dưới và nằm nghỉ ngơi một lúc, cảm giác đau đớn sẽ dần tan biến đi ngay.
Để giảm bớt nỗi khó chịu đáng ghét của ngày “đèn đỏ”, bạn còn chần chừ gì mà không tìm mua cho mình một túi chườm chuyên dụng tại đây!
Và đặc biệt cần lưu ý là cách chườm nóng mới có tác dụng giảm đau bụng, còn chườm lạnh sẽ gây hại nhiều hơn đấy. Để phân biệt hai kiểu chườm trái ngược nhau này, mời bạn xem video giải thích dưới đây nhé:
3. Uống đủ nước, trà thảo mộc
Nước là thành phần thiết yếu của cơ thể con người, chiếm khoảng 2/3 trọng lượng cơ thể, do đó uống đủ nước sẽ giúp mọi cơ quan và hệ thống hoạt động trơn tru hiệu quả hơn. Đối với các bạn nữ, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên tồi tệ và khó kiểm soát là do đầy bụng, chướng hơi, tiêu hóa kém vì không uống đủ nước. Dù đây không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau ngày đèn đỏ nhưng cũng góp phần làm tăng thêm mức độ dữ dội của chúng. Đặc biệt khi đau nhiều, chị em lại càng lười ăn uống khiến đau càng tăng thêm.
Ngoài nước lọc thông thường, bạn cũng có thể tự pha chế các loại sinh tố, trà gừng, nước quế mật ong, trà hoa cúc… để uống cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả. Đặc điểm chung của các loại nước này là có tính ấm, lại giàu dưỡng chất như các chất chống oxi hóa và hợp chất polyphenol giúp giảm co thắt cơ trơn tử cung và chống viêm hữu hiệu. Nhớ pha bằng nước ấm và uống ngay khi làm xong nhé!
Dùng một lượng đường nâu vừa phải, không quá ít, ngâm vào nước nóng rồi uống khi còn nóng, đừng đợi nguội rồi mới uống, như vậy sẽ không có tác dụng gì. có thể bổ sung máu và làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh.
Nếu không có thời gian tự làm thì bạn có thể tìm mua các loại trà thảo mộc đóng gói rất tiện lợi mà vẫn giữ nguyên dưỡng chất tại đây!
4. Đổi tư thế nằm giảm đau bụng kinh
Đây là một mẹo khá hay và cực kỳ dễ làm mà ít người biết, hoặc một số người lại tình cờ biết được trong lúc đang “vặn vẹo” trên giường tìm cách giảm đau. Đầu tiên hãy nhớ mỗi khi bị cơn đau ghé thăm bạn cần nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động nhiều hoặc di chuyển bởi những việc này sẽ buộc cơ vùng bụng phải hoạt động và làm nặng thêm tình trạng đau bụng kinh.
Tư thế nằm tốt nhất là nghiêng sang một bên để các cơ quan nội tạng trong bụng không bị chèn ép nhiều, đồng thời hơi co người lại để cơ bụng không bị kéo căng gây đau thêm.
Một tư thế khác cũng khá hiệu quả là nằm ngửa thư giãn, thả lỏng mọi cơ bắp đặc biệt ở vùng bụng, kê gối sao cho thoải mái ở cổ và kê thêm một chiếc gối nhỏ hoặc chăn gấp dày phía dưới hai đầu gối để giúp cột sống lưng được thư giãn tối đa. Ở tư thế này bạn có thể kết hợp massage vùng bụng như hướng dẫn ở trên sẽ làm tăng hiệu quả giảm đau hơn nữa.
Tuyệt đối tránh tư thế nằm sấp bạn nhé, vì kiểu nằm này gây chèn ép rất nhiều cho các cơ quan trong ngực và bụng, không những vậy còn làm hại cột sống và khiến bạn khó thở, khi thức dậy cảm thấy đau nhức cổ vai gáy và cơn đau ngày đèn đỏ thì càng lúc càng nghiêm trọng hơn.
5. Tập Yoga và thể dục nhẹ nhàng
Nghe hơi ngược với ý ở trên nhỉ, đã bảo không nên vận động gì vào ngày đèn đỏ cơ mà? Đúng vậy, việc tập thể dục và Yoga thực ra là cách giúp bạn phòng tránh tình trạng đau bụng kinh và chỉ nên thực hiện vào những ngày “đèn xanh” thôi, còn đến lúc đau thì vẫn phải nghỉ ngơi nhé!
Khoa học đã chứng minh tất cả các hình thức tập thể dục đều có lợi cho sức khỏe, đặc biệt Yoga được đặc trưng bởi những động tác uốn dẻo và kéo giãn cơ khớp giúp giảm hiện tượng co thắt và căng cứng cơ, rất thích hợp để phòng ngừa cũng như điều trị các cơn đau của cơ xương khớp. Không chỉ giúp ích cho những người bị đau, việc tập Yoga thường xuyên cũng mang lại cho bạn sức khỏe và sự dẻo dai để làm việc hăng say và tận hưởng cuộc sống mỗi ngày, đằng nào cũng lợi cả!
Bên cạnh tác dụng về thể chất, tập thể dục còn làm não tiết ra endorphin, một chất giảm đau tự nhiên do cơ thể tự sản sinh ra và được gọi là “hormone hạnh phúc” bởi đem lại cảm giác hưng phấn cho tâm trạng của bạn. Khi đã có tinh thần vui vẻ và thoải mái thì những cơn đau dường như cũng giảm bớt phần nào đúng không!
Và tin vui cho những ai đang muốn tập Yoga để giảm đau ngày đèn đỏ, đó là bạn không cần phải làm những động tác cao siêu như trồng chuối hay vặn vẹo tay chân quá “kinh khủng” mà chỉ cần những bài tập nhẹ nhàng vừa sức là đủ để đánh bay cơn đau đáng ghét hằng tháng rồi. Hãy xem video dưới đây và kiên trì tập luyện mỗi ngày nhé:
6. Nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Khi cơ thể bước vào kỳ kinh, lượng máu bị tống ra ngoài khiến bạn mất đi một lượng lớn “nhiên liệu” nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời tử cung co thắt và bị thiếu máu nuôi cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây ra cơn đau vào những ngày này. Do đó việc bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất là rất cần thiết không chỉ để giảm đau mà còn giúp bù đắp lại lượng máu đã mất khá lớn.
Các thực phẩm và dưỡng chất mà bạn nên bổ sung cho ngày đèn đỏ là:
- Hải sản: đặc biệt các loại cá giàu chất béo có lợi như cá hồi giàu omega-3 cùng vitamin D có tác dụng làm tử cung bớt co thắt. Bên cạnh đó vitamin D và B6 trong các loại cá này cũng giúp canxi được hấp thụ dễ dàng hơn vào cơ thể.
- Một số loại trái cây: chuối có hàm lượng cao vitamin B6 cùng khoáng chất kali có tác dụng giúp giảm đầy hơi chướng bụng, giảm đau. Dứa lại là nguồn cung cấp enzyme bromelain có hoạt tính kháng viêm cao, và trái kiwi giàu actinidin là một chất giúp cơ thể bạn tiêu hóa chất đạm dễ dàng hơn. Đu đủ cũng là loại trái cây dễ tìm, giàu vitamin A, C giúp giảm co thắt.
- Các loại đậu: dù là đậu xanh, đậu đỏ hay đậu đen, đậu nành đều rất giàu hai nguyên tố là sắt và magie. Đây là những chất bị mất đi trong những ngày hành kinh, do đó hãy bổ sung các loại đậu vào thực đơn ngày đèn đỏ để nạp lại dưỡng chất cho cơ thể mình nhé.
Bên cạnh việc dùng thực phẩm tươi sống, bạn cũng có thể tìm mua các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất tại đây để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể chống chọi với cơn đau ngày đèn đỏ nhé!
Ngoài các thực phẩm có lợi như trên, bạn cũng nên tránh các thực phẩm lạnh, nhiều muối, nhiều dầu mỡ chiên xào cũng như các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ cay… Đó là những kẻ thù số một khiến cơn đau của bạn ngày càng nặng nề hơn đấy.
7. Uống canh gừng giảm đau bụng kinh
Canh gừng nóng có thể kích thích tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, làm ấm tử cung, vì vậy uống canh gừng trong thời kỳ kinh nguyệt có thể giúp thông kinh, giảm đau, vì vậy uống canh gừng khi đau bụng kinh là một lựa chọn tốt. Nếu không biết tự nấu, bạn cũng có thể chọn món súp mật ong và gừng giàu selen ăn liền cũng có hiệu quả không kém.
8. Sắc ngải cứu uống giảm đau bụng kinh
9. Miếng dán trị đau bụng kinh, dán lên bụng.
10. Châm cứu giảm đau bụng kinh
Nên đến các cơ sở đông y uy tín để châm cứu nếu bạn bị đau bụng quá mức
11. Ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng
Trên đây là một số phương pháp mà biên tập viên đã đích thân thử nghiệm và vẫn có tính ứng dụng rất cao, dưới đây là một số phương pháp mà biên tập viên đã tìm kiếm từ các kênh khác, chúng ta cùng xem nhé.
Hãy đóng góp ý kiến của bạn để cùng chia sẻ và trao đổi với mọi người nha!