Bạn đã thử 5 cách trong phần 1 chưa? Kết quả thế nào? Nếu vẫn còn trì hoãn, đừng lo, vì ngay sau đây, mình sẽ tiết lộ thêm 5 tuyệt chiêu giúp bạn đánh bại hoàn toàn sự trì hoãn – kẻ phá hoại âm thầm cản bước thành công! Áp dụng trọn bộ 10 chiến lược này, bạn sẽ không còn thói quen trì hoãn – mà sẽ bứt phá, dẫn đầu và làm chủ thành công của chính mình!
Chia nhiệm vụ lớn thành các bước nhỏ có thể quản lý

Giống như việc xây ngôi nhà nếu bạn cứ chăm chăm vào thành quả thì chắc chắn rất nản và chờ đợi mỏi mòn. Thay vào đó, hãy đắp lên ngôi nhà của mình bằng những viên gạch nhỏ đầu tiên, ngôi nhà là tấm bản đồ bạn cần hướng đến. Và tương tự như thế, lý do thật sự khiến bạn trì hoãn là vì cảm thấy các nhiệm vụ quá lớn sẽ khiến bạn đuối sức.
Mình sẽ chỉ ra cho các bạn 1 ví dụ này nhé, chẳng hạn như sếp bạn đang cần bạn hoàn thành một bảng báo cáo về một sản phẩm ABCXYZ nào đó. Vậy bước đầu tiên bạn cần làm là tập trung vào việc giới thiệu tổng quan nó trước, thay vì phân tích chi tiết cụ thể một bộ phận nào trong đó. Như hồi nhỏ chúng ta thường được dạy, hãy đưa mọi thứ về như cây thư mục trong máy tính, sơ đồ tư duy,… khi đó nhiệm vụ trở nên dễ tiếp cận hơn và còn liên kết cảm giác thưởng trong não khi bạn hoàn thành từng phần.
Hãy biến bước đầu tiên trở nên đơn giản nhất mà bạn không thể làm được, chẳng hạn như chỉ cần ngồi vào bàn học chứ chưa cần mở sách hay cầm bút gì cả. Chia nhỏ, chia nhỏ, chia nhỏ từng đầu việc sẽ giúp mọi thứ trở nên rõ ràng, ít đáng sợ và dễ dàng vượt qua nỗi kháng cự ban đầu.
Hãy kết bạn và xây dựng tinh thần đồng đội

Một trong những cách chấm dứt thói quen trì hoãn mình và rất nhiều bạn đã áp dụng đi đến thành công – đó là team work. Việc có một người bạn đồng hành trách nhiệm sẽ giúp bạn chia sẻ mục tiêu, là nguồn động viên, ủng hộ khích lệ tinh thần. Ngoài ra, người bạn đó có thể chuyên nghiệp như là các nhà trị liệu tâm lý, huấn luyện viên, hay thậm chí đó là trách nhiệm bên ngoài thúc đẩy bạn chấm dứt sự trì hoãn ngay hôm nay.
Nếu là một người hướng nội thì bạn vẫn vượt qua thói quen trì hoãn dễ dàng bằng những cách sau đây. Ví dụ chọn các ứng dụng quản lý, tăng cường sự tập trung như là: Forest, Cold Turkey, Google Tasks, Tomato Timer, Focus Booster,… Chọn các phương pháp liên quan đến thiền, chánh niệm để tăng sự tập trung và tránh xao nhãng. Hãy luôn luôn biến mọi thứ trợ thành trợ thủ đắc lực để bạn và họ thành công.
Thiết lập lấy mục tiêu SMART cho cuộc đời rõ ràng

Viết một bài báo cáo có khác gì so với viết xong phần giới thiệu của bài báo cáo trong 3 ngày tới. Hoặc học tiếng anh có khác gì học 10 từ vựng tiếng anh mới mỗi ngày trong tuần này. Hay tập thể dục thường xuyên có khác gì đi bộ 30 phút vào mỗi buổi sáng trong tuần. Khi mục tiêu mơ hồ sẽ khiến bạn cảm thấy mờ mịt, không rõ hướng đi và từ đó chẳng biết làm gì thế nên bạn sẽ trì hoãn.
Thế nên, có một phương pháp giúp bạn đặt mục tiêu rõ ràng và hiệu quả được áp dụng từ rất lâu đó là mô hình SMART. Mô hình này bao gồm:
- Specific (cụ thể)
- Measurable (đo lường được)
- Achievable (khả thi)
- Relevant (phù hợp)
- Time-bound (có thời hạn)
Mục tiêu SMART sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình rõ ràng, từ đó giảm bớt căng thẳng, choáng ngợp khi đối mặt nhiệm vụ lớn hơn. Mô hình này còn giúp bạn dễ dàng bắt đầu và duy trì động lực hơn nhờ mục tiêu cụ thể, đo lường được. Và hơn hết, bạn có thể theo dõi tiến trình một cách cụ thể, tạo động lực thúc đẩy và phá vỡ cảm giác bất lực về thói quen trì hoãn này.
Làm chủ được kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Giữa xã hội mà thông tin ngập tràn như hiện nay, lối sống tấp nập và đầy xô bộ – kỹ năng quản lý thời gian càng trở nên quan trọng và giảm thiểu rủi ro trì hoãn của bạn. Trong nhiều phương pháp, Podomoro (quả cà chua) được nhắc đến nhiều nhất. Phương pháp này nói về cách bạn làm việc tập trung trong 25 phút, bỏ qua mọi sự xao nhãng và sau đó nghỉ ngơi trong 5 phút.
Để thoát khỏi thói quen trì hoãn bạn cần có một chút cảm giác cấp bách và có cấu trúc rõ ràng, từ đó để duy trì sự tập trung lâu bền. Ngoài Podomoro, bạn có thể áp dụng thêm những kỹ thuật như là Time Blocking giúp phân bổ nhiệm vụ cụ thể trong thời gian nhất didhj. Ma trận Eisenhower cũng là gợi ý khi chia công việc thành 4 nhóm: quan trọng và khẩn cấp, quan trọng nhưng không khẩn cấp, không quan trọng nhưng khẩn ấp, không quan trọng và không khẩn cấp)…
Rèn luyện kỷ luật tự giác thông qua thói quen và lịch trình

Bạn sẽ không bao giờ thấy người thành công nào lại có thói quen này, nhưng người thất bại luôn luôn có – đó là trì hoãn. Người thành công họ luôn có trong mình kỷ luật tự giác và tuân thủ lịch trình rất nghiêm ngặt, nhưng thật may ngay cả người bình thường vẫn có thể thành công nếu ta chịu học hỏi và áp dụng nó.
Nếu bạn để ý thì thật ra một ngày chúng ta trôi qua đó là chuỗi lặp lại các ngày với nhau, trừ khi bạn đột phá hay làm gì đó mới. Chính vì thế, nếu bạn duy trì được sự nhất quán trong ngày sẽ giúp giảm bớt sự mệt mỏi trong việc đưa ra quyết định. Như là bắt đầu với thói quen nhỏ mỗi buổi sáng (Morning Routine), lên kế hoạch vào buổi tối hôm trước, tập trung thực hiện nhiệm vụ tại một thời điểm (single-tasking).
Ngoài ra, một tips không thể thiếu để bạn luôn duy trì được thói quen kỷ luật còn đến từ môi trường tập trung nữa. Một nơi bừa bộn, dễ gây xao nhãng có thể cản trở sự nghiệp của bạn lắm đấy. Ví dụ như chiếc điện thoại ting ting hàng giờ liền, máy khoan máy cày nhà hàng xóm, tiếng các cô mua hàng ôm ỏi khắp nơi,… Do đó hãy tối ưu môi trường để làm việc tập trung hơn.
Điều quan trọng nhất trong cuộc đời này chính là bạn tiếp tục bước đi mỗi ngày và không bao giờ bỏ cuộc, đó cũng chính là chìa khóa để bạn vượt qua thói quen trì hoãn. Hãy dành sự tử tế cho bản thân, phần thưởng mỗi khi bạn đạt được từng cột mốc và tha thứ cho chính lầm lỗi của mình. Trì hoãn là thói quen không chỉ hình thành ngày 1 ngày 2, do đó thời gian và nỗ lực sẽ giúp bạn thay đổi trong tương lai.
Mình cần ý kiến của các bạn để hoàn thiện bài viết này, hãy để lại bình luận của các bạn để mình biết nhé.