Bạn có bao giờ cảm thấy mình mắc kẹt, mãi giậm chân tại chỗ, chẳng thể bứt phá? Bạn chán nản khi thấy thời gian trôi qua mà bản thân vẫn không tiến lên? Nguyên nhân không phải do bạn thiếu năng lực, mà do một “kẻ thù vô hình” mang tên trì hoãn – thứ đang âm thầm kéo bạn thụt lùi, giết chết cơ hội và đánh cắp tương lai của bạn! Nhưng tin tốt là: bạn hoàn toàn có thể đánh bại nó! Hãy sẵn sàng hành động ngay! Dưới đây là 10 cách giúp bạn chấm dứt thói quen trì hoãn mãi mãi – nếu bạn thực sự dám thay đổi!
Hãy chấp nhận và đối mặt với stress (Căng thẳng)

Có một mối liên hệ mật thiết được kết nối giữa trì hoãn (Procrastination) và căng thẳng (Stress). Trì hoãn không nhất định đến từ việc bạn lười biếng mà là do bạn gặp khó khăn trong việc đối mặt căng thẳng và lo âu của chính mình. Điều này được giải thích bởi chuyên gia trị liệu tâm lý là bà Risa Williams, khi căng thẳng đến một điểm nào đó, não bộ dường như “tắc nghẽn” làm cho bạn không đưa ra được bất kỳ quyết định nào, chẳng hạn như gửi một cái email cho người khác.
Bạn có bao giờ rơi vào hoàn cảnh như vậy không? Mọi thứ cảm xúc đè nén, ép chặt khiến bạn luôn căng thẳng và lo âu. Nếu có hãy khắc phục và ứng phó với stress qua vài bài tập đơn giản sau đây:
- Ngồi ngoài trời với cây xanh, sông hồ và ánh nắng để thư giãn
- Đi dạo và hít thở thật sâu, 4 giây hít vào, 4 giây dừng lại và thở ra 4 giâ
- Hãy luôn ghi nhớ “hoàn thành tốt hơn hoàn hảo” và hạ thấp những tiêu chuẩn không thực tế
- Đừng để nỗi sợ hãi về sự đánh giá tiêu cực hoặc phán xét từ người bên ngoài áp đặt lên chính bạn
Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo thói quen trì hoãn

Đôi khi thói quen trì hoãn nấp mình sau những vỏ bọc: bận rộn, công việc vặt vãnh, ít quan trọng như đi mua sắm ngẫu hứng, bận rộn dọn dẹp nhà cửa,… thay vì làm những việc quan trọng hơn. Kèm theo đó, là cảm giác về tội lỗi vì không tập trung hoàn thành chính những công việc vặt vãnh mà bạn đã chọn lựa.
Mình đọc được trong bài viết, bà Williams có gợi ý một vài cách tiếp cận để bạn nhận ra dấu hiệu của thói quen trì hoàn:
- Nãy não ơi, cậu đang làm gì thế?
- Mình có thể làm gì để giúp cậu tập trung lại?
Các bạn gặp phải tình trạng trì hoãn luôn rơi vào lòng luẩn quẩn giữa việc né tránh và gia tăng cảm xúc tiêu cực. Sự khó chịu về mặt cảm xúc liên quan đến nhiệm vụ nào đó thường là yếu tố kích hoạt hành vi này.
Thực hành lòng trắc ẩn và biết ơn trong cuộc sống

Để vượt qua thói quen trì hoãn không chỉ cần kỹ thuật, mà đòi hỏi sự kiên nhẫn và lòng trắc ẩn đối với chính mình. Vì sao lại thế? Không có giải pháp nào là hoàn hảo ngay lập tức và sẽ có những lúc bạn vấp ngã, quá mệt mỏi và mọi thứ dường như kháng cự lại chính mình. Thay vì tự phán xét, lên án chính mình hãy nhìn nhận theo khía cạnh: Ai cũng là con người, ai cũng có khuyết điểm, ai cũng mắc sai lầm.
Sự trách móc bản thân mình chỉ khiến trì hoãn diễn ra tệ hơn mà thôi, thay vào đó hãy nhẹ nhàng chấp nhận sự trì hoãn của mình và tiếp tục làm việc. Đồng thời hãy cảm ơn lấy cơ hội vì bạn vẫn còn khỏe mạnh, có đầy đủ phương tiện, có được thân người và sức khỏe này để lập tức bắt đầu làm việc lại. Chấp nhận thực tại chính là cách để bạn không rơi vào cái bẫy nhé tránh trách nhiệm và thoát khỏi sự tội lỗi tự mình vẽ nên.
Tìm ra một ý nghĩa lớn hơn ở cuộc đời này

Ngoài những yếu tố từ bên ngoài, cách vượt qua trì hoãn bền bỉ và có hiệu quả nhất theo bạn qua từng năm tháng đó chính là sức mạnh nội lực – tự bản thân bạn nuôi dưỡng lấy. Hãy kết nối chính mình với những nhiệm vụ mục tiêu, giá trị cá nhân, kết quả tích cực và cảm giác hoàn thành mà bạn đạt được. Hãy luôn luôn nhắc nhở bản thân vì sao nhiệm vụ này lại quan trọng đối với bạn như thế. Bởi những nhiệm vụ mà chúng ta đang cảm thấy không liên quan, thiếu giá trị thường khó là động lực để hoàn thành tốt.
Bạn có thể không thích đi tập gym? Nhưng nếu bạn nghĩ rằng việc tập luyện này là cơ hội để bạn có sức khỏe để đi chơi cùng người yêu, con cháu trong tương lai sẽ giúp bạn có thêm động lực. Thay bạn có bao giờ cảm thấy mình lại ngủ quá nhiều trong ngày không, hoặc thích ngủ muộn? Đó cũng là một hiện tượng trì hoãn vì mọi người cố tình ngủ muộn để tận hưởng thời gian thư giãn này.
Nhưng thực tế điều này hướng đến tương lai dài, do đó nếu áp dụng bạn sẽ khó thấy được kết quả ngay và não bộ sẽ có xu hướng chán nản. Chính vì thế hãy thiết lập một hệ thống khen thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, kể cả là nhỏ nhất, ví dụ như viết lách được 25 phút, hoặc edit xong ảnh bìa nộp cho sếp. Khái niệm động lực chính là Giá trị X Kỳ vọng, và động lực được tăng cường khi cá nhân thấy được sự thích thú để tạo ra những liên kết tích cực trong công việc. Đây là cách để bạn vượt qua thói quen trì hoãn toàn diện nhất.
Tự viết kịch bản thành công cho cuộc đời

“Cứ thử một chút xem sao, mình có thể làm được”, “tin rằng công việc này thú vị và bạn có thể hoàn thành nó”,… suy nghĩ và tư duy tích cực sẽ giúp bạn bắt đầu công việc dễ dàng hơn rất nhiều. Thật ra, thói quen trì hoãn chỉ khó ở lúc bạn bắt đầu làm thôi, nếu bạn đã làm rồi thì nó lại rất dễ (giống như cách mình đang viết bài này nè).
Viết kịch bản hay lên ý tưởng cho cuộc đời mình còn dựa vào cách khai thác sức mạnh của thói quen hàng ngày nữa đấy. Ví dụ như lên kế hoạch làm việc quan trọng nhất vào thời điểm mà bạn cảm thấy năng suất cao nhất. Làm thế nào để chăm sóc bản thân đúng cách để ngăn ngừa kiệt sức và duy trì động lực về lâu dài. Dành cho bản thân một điều gì đó đáng mong đợi trong thói quen buổi sáng,… Khi mọi thứ trở nên có cấu trúc sẽ trở nên ổn định và giảm bớt những khó khăn tinh thần khi bạn muốn làm việc.
Bạn có thể nuông chiều cảm xúc và cả thói quen trì hoãn của bản thân, đừng kháng cự hay phê phán nó. Tuy nhiên, đừng để bản thân đồng nhất với sự trì hoãn này vì nó sẽ làm bạn ù lì, chậm phát triển và trở nên tiêu cực hơn mỗi ngày. Hãy thay đổi bản thân ngay từ những bước nhỏ nhất, và có thể áp dụng 10 cách để chấm dứt thói quen trì hoãn được mình gợi ý trong bài viết hôm nay nhé.
Bài viết này được viết với tất cả tình yêu thương của mình, và mình mong nhận được những lời phản hồi đầy yêu thương từ các bạn.