“Văn hóa còn thì dân tộc còn” nên trong những năm gần đây, các bài hát VPOP mang âm hưởng nhạc dân gian Việt Nam truyền thống xuất hiện rất nhiều, ngày càng có nhiều nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ đề cao “sứ mệnh” giữ gìn văn hoá dân tộc qua những ca khúc, những tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa, ấn tượng.
- Bắc Bling – Hòa Minzy x NS Xuân Hinh x MASEW x TUẤN CRY
- Phong Nữ x Cô Đôi Thượng Ngàn
- Trống Cơm – Nhà Sao Sáng
- Nhà Còn Thương Em Mà
- Thị Mầu
- Kén Cá Chọn Canh
- Tát Nước Đầu Đình
- Gieo Quẻ – Hoàng Thùy Linh
- Mưa Trên Phố Huế
- Bánh Trôi Nước – Hoàng Thùy Linh
- Dạ Cổ Hoài Lang – Nhà Mứt Gừng
- Bèo Dạt Mây Trôi
- Thịnh Vượng Việt Nam Sáng Ngời
- Em Mong Anh Về Nhà
- Tứ Phủ – Hoàng Thùy Linh
- Độc thoại – Quyếch
- Tâm – Mer
- Nàng Thơ Xứ Huế – Bùi Lan Hương
- Để Mị Nói Cho Mà Nghe
- Đi đâu để thấy hoa bay
- Cò Lả – YẾN LÊ ft YANBI
- Hiên Nhà – Linh Cáo
- Gối Gấm – Phương Mỹ Chi
- Lấy Chồng Sớm Làm Gì – HUYR ft TUẤN CRY
- Gió Đánh Đò Đưa
- Mời Trầu
Bắc Bling – Hòa Minzy x NS Xuân Hinh x MASEW x TUẤN CRY

“Bắc Bling” của Hòa Minzy đạt 18 triệu lượt xem sau 5 ngày nhờ giai điệu bắt tai, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Trên nền giai điệu trẻ trung, Hòa Minzy lồng ghép duyên dáng các yếu tố truyền thống, khiến tác phẩm chinh phục nhiều lứa tuổi. Một phần ca từ lấy cảm hứng từ các câu dân ca trong bài Mời trầu, Người ở đừng về hay câu tục ngữ “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ở phần hình ảnh, êkíp giới thiệu hàng loạt nét văn hóa như tranh Đông Hồ, hội kéo co làng Hữu Chấp, hội Lim, làng nghề gốm cùng một số địa danh gồm chùa Dâu, đền Bà Chúa Kho, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Ca sĩ cũng đề cập một số tập tục của người Việt nói chung như têm trầu, nhuộm răng đen, lễ vinh quy bái tổ.
Phong Nữ x Cô Đôi Thượng Ngàn

Ca nương Kiều Anh đã khiến show Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng phải “nổi bão” vì đã mang Phong Nữ x Cô Đôi Thượng Ngàn lên sân khấu trực tiếp nhảy đồng luôn. Ca khúc đã ngay lập tức khuấy đảo mxh, khiến khán giả cực kỳ yêu thích.
Đây là lần thứ ba Kiều Anh hóa thân thành “Cô đôi thượng ngàn” trên sân khấu. Ca nương chia sẻ, ngay từ khi nhận được thử thách thi solo, cô đã nghĩ ngay đến việc mang hình ảnh này đến gần hơn với khán giả đại chúng.
Trong hơn 6 phút trình diễn, “chị đẹp” Kiều Anh đã biến sân khấu thành một không gian xanh mướt, sắc màu đặc trưng của “Cô đôi thượng ngàn”. Khung cảnh núi non hùng vĩ ở vùng đất Nho Quan (Ninh Bình) – nơi Cô đôi về ngự lúc thanh nhàn – được tái hiện một cách sống động.
Trên sân khấu, Kiều Anh mang đến không khí ma mị, huyền ảo nhưng đầy sức hút. Một lần nữa, cô đã chứng minh sự toàn diện của mình khi được trở về đúng sở trường.
Với tiết mục này, “chị đẹp” Kiều Anh đã thổi làn gió mới vào những câu hát văn bằng lối hát trẻ trung, gần gũi hơn với khán giả đại chúng. Những đoạn ngân, rung, luyến láy của cô được thực hiện uyển chuyển. Không chỉ hát, ca nương còn chơi đàn nguyệt, đánh trống dàn và múa mồi, làm cho màn trình diễn thêm phần ấn tượng.
Trống Cơm – Nhà Sao Sáng

Chỉ ngay công diễn đầu tiên, Trống Cơm đã tạo nên cơn sốt khắp mặt trận nhờ sự dung hòa giữa phong vị đương đại và cổ truyền vô cùng sáng tạo. R&B và dân ca – 2 dòng nhạc tưởng như 2 đường thẳng song song lại bù trừ nhau đến lạ, tạo nên một bản biến tấu khơi dậy mới mẻ tinh thần yêu nước trong mỗi con người Việt Nam.
Sức hút của Trống Cơm nằm ở điểm chạm giao thoa giữa mảng màu cổ nhạc dân tộc và yếu tố hiện đại, hợp nhất lại thành 1 tuyệt phẩm của show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai. Sự khác biệt thế hệ giữa NSND tự Long và 2 đàn em trẻ không phải là một bất cập, thậm chí là cơ hội vàng để cả 3 tạo ra chemistry ăn ý tràn màn hình. Vẻ duyên dáng, hóm hỉnh của Tự Long cùng với thần thái tinh thần bừng bừng nhiệt huyết của SOOBIN và Cường Seven đã bổ trợ cho nhau một cách không tưởng. Nhờ vậy, bản phối này đã được đón nhận rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Nhà Sao Sáng đã chứng minh hành trình vượt “chông gai” của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Nhà Còn Thương Em Mà

Vang lên trong phần kết của phim Nhà Gia Tiên, ca khúc nhạc phim này khiến khán giả không khỏi xúc động bởi giọng hát đầy cảm xúc từ Phương Mỹ Chi cùng phần lời sâu lắng, đậm chất tự sự. Đặc biệt, trong ca khúc ‘Nhà Còn Thương Em Mà’ có một đoạn tụng đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội từ trước khi phim Nhà Gia Tiên ra mắt cho đến nay.
Phương Mỹ Chi chia sẻ, vì muốn đưa một đoạn tụng tựa như lời khấn gia tiên từ bậc làm con cháu vào ca khúc nên cô đã hỏi ý kiến Huỳnh Lập và chọn nội dung này trong rất nhiều đoạn khấn mà Huỳnh Lập gửi. Đúng như tựa đề ‘Nhà Còn Thương Em Mà’, Phương Mỹ Chi hi vọng khán giả sẽ cảm nhận được thông điệp chung của phim Nhà Gia Tiên, đó là sự trân trọng và thương yêu người thân khi còn có thể.
Thị Mầu

Ca khúc có giai điệu hiện đại, sôi động kết hợp hài hòa cùng những chất liệu dân gian Việt Nam như câu chuyện về nhân vật Thị Mầu, các nhạc cụ cổ truyền đến hình ảnh sân khấu và trang phục chèo.
Ca khúc Thị Mầu do nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Phong sáng tác và “nhào nặn” bởi nhà sản xuất âm nhạc Masew. Bài hát mang âm hưởng chèo kết hợp với nhạc điện tử, giai điệu và ca từ đều dí dỏm, vui tươi, bắt tai. Phần lời của cũng được xây dựng dựa trên ngôn ngữ chèo, như lời tự sự của chính Thị Mầu: “Tự xưng em là Thị Mầu. Í là con gái phú ông. Tuổi em chứ còn bé lắm. Cũng chưa đến trăng rằm”.
Thị Mầu được ấp ủ thực hiện từ 7 năm trước sau Ăn gì đây – sản phẩm hiện đại pha âm hưởng truyền thống từng để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp của Hòa Minzy.
Trong tác phẩm thơ nôm Việt Nam – Quan Âm Thị Kính, Thị Mầu là nhân vật con gái Phú Ông, được miêu tả là lẳng lơ, táo bạo, đáng giận, đáng trách. Ở các loại hình nghệ thuật khác nhau như kịch, chèo, thơ, nhạc… Thị Mầu cũng là hình tượng được tái hiện nhiều nhất dưới các góc độ khác nhau. Ca khúc mới nhất của Hòa Minzy miêu tả về một Thị Mầu hết mình theo đuổi tình yêu, hạnh phúc, có cá tính riêng và dám vượt qua những khuôn khổ.
Kén Cá Chọn Canh

Kén Cá Chọn Canh là câu chuyện về một thiếu nữ đang trong độ xuân thì, mong muốn nên duyên cùng với một chàng trai tâm đầu ý hợp. Dù đã tìm được người ưng ý, song vì là con gái nên cô vẫn quyết định sẽ đợi chàng trai này ngỏ lời trước.
Hòa Minzy vốn được biết là nữ ca sĩ theo đuổi dòng nhạc mang âm hưởng dân gian, đậm chất dân tộc. 9 năm trước, vào năm 2015, Hoà Minzy cũng từng gây tiếng vang với Ăn Gì Đây đậm chất văn hoá kinh Bắc. Từ đó tới đây, nữ ca sĩ vẫn tiếp tục với thế mạnh là dòng nhạc này.
Ca khúc Kén cá chọn canh mang âm hưởng dân gian, do Tuấn Cry sáng tác. Tác giả cho biết anh sinh ra tại Bắc Ninh, tuổi thơ gắn bó với hình ảnh liền anh liền chị ngân nga khúc hát giao duyên trong những ngày lễ tháng Giêng. Làn điệu dân ca quê hương là cảm hứng để anh sáng tác bài hát.
Tát Nước Đầu Đình

Với mong muốn mang hơi hưởng ca dao vào âm nhạc hiện đại, Link Lee đã gây ấn tượng mạnh với khán giả khi ra mắt bản audio “Tát nước đầu đình” đầy ấn tượng. Đây là ca khúc song ca giữa Lynk Lee và rapper Binz, được làm mới lại với giai điệu trẻ trung hơn, mang đến cho dòng nhạc Việt một làn gió mới vừa mang âm hưởng dân gian truyền thống vừa mang phong cách hiện đại, trẻ trung.
Với ca khúc mới này, Lynk Lee mong muốn mang ca dao vào âm nhạc theo phong cách hoàn toàn mới. Ca khúc hứa hẹn sẽ mang lại cảm xúc mới và những lựa chọn mới cho những khán giả yêu thích dòng nhạc dân gian và cả những bạn yêu thích nhạc trẻ.
Gieo Quẻ – Hoàng Thùy Linh
Gieo quẻ do nhạc sĩ Khắc Hưng sáng tác cách đây khoảng 1 năm, viết trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Ca khúc thuộc thể loại EDM, có sự kết hợp chất liệu âm nhạc dân gian truyền thống lẫn hiện đại mang chất riêng của Hoàng Thùy Linh. Nội dung là những lời của một cô gái có nhiều băn khoăn trước một năm mới như chuyện công danh, kinh tế và cuộc sống thường nhật.
Như mọi lần, sản phẩm của Hoàng Thùy Linh được chăm chút tỉ mỉ về mặt hình ảnh. mang nhiều nét văn hóa dân tộc. Trong đó, cô hóa thân thành một “bà bói” với tạo hình kỳ công. MV do Nhu Đặng đạo diễn, lồng ghép nhiều chi tiết hài hước, ẩn ý về quãng thời gian 2 năm “tắc đường” vì đại dịch.
Mưa Trên Phố Huế

Trong công diễn 4 của show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, Nhà Chín Muồi đã chọn ca khúc chủ đạo là Mưa Trên Phố Huế (st: Minh Kỳ, Tôn Nữ Thụy Khương). Nhà Chín Muồi nỗ lực hết mình để mang đến không gian đậm chất Huế như kết hợp nghệ thuật múa chén, một chút âm hưởng từ Nhã nhạc Cung đình và âm nhạc dân gian xứ Huế, hình ảnh nón lá, tà áo dài thướt tha,.. Thêm vào đó là những ngôn ngữ âm nhạc hiện đại từ giai điệu, đến các đoạn rap đã được khán giả và các Anh Tài tán thưởng và ghi nhận.
Thiên Minh mở đầu với đoạn hò Huế, sau đó, hình tượng chiếc nón bài thơ – chiếc nón lá đặc trưng của xứ Huế trở thành biểu tượng chủ đạo của sân khấu. NSX kì công tạo cả một mô hình nón lá khổng lồ trên sân khấu, càng thể hiện sự đầu tư tỉ mỉ của chương trình. Các Anh Tài cũng đã có phần múa chén đầy điệu nghệ, cũng là phần đặc sắc nhất của toàn bộ màn trình diễn. Múa chén cũng là một loại hình nghệ thuật cổ truyền xứ Huế.
Bánh Trôi Nước – Hoàng Thùy Linh

“Bánh trôi nước” là một sáng tạo mang âm hưởng dân gian đương đại. Bài hát được Hồ Hoài Anh viết phần giai điệu và được phối lại bởi producer TripleD và Long Halo, với phần lời là toàn bộ bài thơ cùng tên của nữ thi sỹ Hồ Xuân Hương.
Với chỉ có bốn câu, bài hát được phối theo phong cách nhạc điện tử. Chính TripleD đã định danh thể loại cho ca khúc của mình là “world music” bằng việc mang nó lên sân khấu của “The Remix – Hòa âm ánh sáng.”
Xen kẽ giữa phần giai điệu của Hồ Hoài Anh là phần beat, vốn đã quen thuộc với nhiều fan của nhạc điện tử nói chung và TripleD nói riêng trong bài “Gánh hàng rong” cách đây 3 năm trước. Tuy vậy, sự kết hợp này không những phù hợp với tính chất của bài hát mà còn tạo nên một âm hưởng mới cho chính giai điệu cũ của producer này.
Với tài năng của mình, TripleD đã tạo nên một bản nhạc điện tử hoàn chỉnh, với sự tăng tiến trong cả phần beat lẫn phần giai điệu, qua đó làm nổi bật ý nghĩa của bốn câu thơ “Bánh trôi nước.”
Dạ Cổ Hoài Lang – Nhà Mứt Gừng

Trong Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, Nhà Mứt Gừng đã mang đến tiết mục xúc động khi cố gắng lột tả được nỗi đau chia lìa, mất mát của vợ – chồng, người thân trong gia đình trong chiến chống giặc ngoại xâm. Tiết mục có sự kết hợp với nghệ sĩ khách mời là NSND Hữu Quốc.
Mặc dù đây là thử thách không dễ khi kết hợp nghệ thuật cải lương vào tiết mục nhưng Nhà Mứt Gừng đã gây bất ngờ khi Bằng Kiều hát vọng cổ tốt và tương đối tròn trịa, những đoạn luyến láy được nam ca sĩ gốc Hà Nội thể hiện cũng mang chất Nam bộ. Sự cố gắng này đã nhận sự tán dương của khán giả và các Anh tài.
Bèo Dạt Mây Trôi
Âm hưởng dân ca như dòng suối mát trong lành theo chúng ta lớn lên suốt quãng thời gian học âm nhạc và cho đến mãi sau này. Tự hào với kho tàng văn hoá dân gian của Việt Nam. Cách hát của Thùy Chi luôn có sức hút kỳ lạ. Càng nghe lại càng cảm thấy hay. Bất kể bạn đã xem bộ phim Người vợ cuối cùng hay chưa xem thì mỗi khi nghe ca khúc này cũng đều cảm nhận mọi cái hay cái đẹp trong từng giai điệu, ca từ, giọng hát.
Thịnh Vượng Việt Nam Sáng Ngời
Em Mong Anh Về Nhà

Nữ ca sĩ Lê Thúy Anh là người trình bày bài nhạc phim Em Mong Anh Về Nhà. Tiếng hát truyền cảm, lời bài hát và giai điệu cũng phù hợp với nội dung của bộ phim điện ảnh Đèn Âm hồn được lấy cảm hứng từ Chuyện người con gái Nam Xương. Chiếc OST Đèn Âm Hồn mang đến nhiều sự thích thú cho người nghe nhạc qua giọng ca cảm xúc của Lê Thúy Anh, lời bài hát được nhạc sĩ Đông Thiên Đức viết thật sâu lắng và đầy ý nghĩa, câu từ được chọn lọc và viết lên thật đẹp đẽ mà cũng thật gần gũi.
Tứ Phủ – Hoàng Thùy Linh

MV “Tứ Phủ” của Hoàng Thùy Linh lấy cảm hứng từ đạo Mẫu và thần tích về Cô Bơ.
Bài hát Tứ Phủ sử dụng chất liệu âm nhạc cổ truyền biến tấu cùng nhạc điện tử, do nhà thơ Ngân Vi, Hồ Hoài Anh phổ giai điệu và phần phối khí của Triple D -Long Halo phụ trách. Phần âm thanh sử dụng chủ yếu đàn bầu và kèn đám ma, thay vì những nhạc cụ quen thuộc của nghi thức hát chầu văn như tiêu cảnh, thanh la, mõ.
Trong MV nhạc, tạo hình nhân vật của Hoàng Thùy Linh được lấy cảm hứng tử Cô Bơ, một vị thần trong Tứ Phủ. Theo huyền tích, cô là một người con gái xinh đẹp, nết na, tài giỏi, đã giúp vua nhà Lê thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Khi từ biệt, vua hứa quay lại trả ơn và phong cô làm phi tần. Vì lời hứa này, đến khi thác, hóa về trời, cô vẫn một lòng trung trinh, son sắt. Các huyền tích về Cô Bơ có nhiều dị bản trong dân gian.
MV mang màu sắc liêu trai. Hoàng Thùy Linh mặc váy trắng, thể hiện ca khúc mang âm hưởng nhạc dân gian bên cạnh dàn vũ công trình diễn các vũ đạo gợi nhắc đến nét văn hóa hầu đồng. Cũng như ở MV Bánh trôi nước (phát hành năm 2016), ca sĩ đều chọn hình tượng để nói lên thông điệp về nữ quyền.
Độc thoại – Quyếch
Tâm – Mer

Lời bài hát ‘Tâm’ của nhạc sĩ ‘Mer’ là một tác phẩm âm nhạc đầy cảm xúc và sâu sắc. Bài hát này chứa đựng những thông điệp tâm linh và ý nghĩa sâu xa về cuộc sống và tình yêu. Đầu tiên, âm nhạc của ‘Tâm’ được thiết kế tinh tế và độc đáo. Bản nhạc kết hợp những giai điệu dễ nghe và tạo ra một không gian âm nhạc độc đáo, tạo cảm giác thư thái và bay bổng. Sự sắp xếp âm thanh được thực hiện một cách khéo léo, với sự hòa hợp giữa các nhạc cụ và giọng hát. Những giai điệu và điệu nhảy dường như nhấn mạnh cảm xúc và tạo nên một trạng thái tinh thần đầy mê hoặc.
Lời bài hát ‘Tâm’ mang đến một thông điệp sâu sắc về việc tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống và tình yêu. Nó khám phá sự liên kết giữa tâm hồn và tình yêu, và nhấn mạnh về sự quan trọng của việc trân trọng và chăm sóc tâm hồn của chúng ta. Lời bài hát truyền tải một thông điệp tích cực về việc tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong bản thân, và khuyến khích người nghe tìm kiếm sự tự nhìn nhận và sự cân bằng trong cuộc sống. Sáng tác của ‘Mer’ trong ‘Tâm’ là tinh tế và giàu ý tưởng. Lời bài hát được viết một cách thông minh và sáng tạo, sử dụng ngôn từ tinh tế để diễn đạt suy nghĩ sâu xa và cảm xúc phức tạp.
Nhạc sĩ này đã tạo ra một không gian âm nhạc đặc biệt, nơi mà người nghe có thể đắm mình trong những câu chuyện và suy tư. Tóm lại, ‘Tâm’ là một bài hát đáng chú ý của nhạc sĩ ‘Mer’. Từ âm nhạc tinh tế cho đến lời bài hát sâu sắc, nó thể hiện khả năng sáng tác và tài năng của nhạc sĩ.
Nàng Thơ Xứ Huế – Bùi Lan Hương
Để Mị Nói Cho Mà Nghe

tiếng Anh: Let Mi tell) là bài hát của ca sĩ Hoàng Thùy Linh trong album phòng thu thứ ba, Hoàng (2019). Nó được phát hành bởi The Leader Entertainment vào ngày 19 tháng 6 năm 2019 với tư cách là đĩa đơn mở đường. Bài hát được viết bởi Thịnh Kainz, Kata Trần, T-Bass, và được sản xuất bởi chính Kainz. “Để Mị nói cho mà nghe” mang âm hưởng pop, pha trộn thể loại world music, folktronica và future bass, với lời nhạc do nhân vật chính Mị bày tỏ khát khao tuổi trẻ, được lấy cảm hứng từ truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952).
“Để Mị nói cho mà nghe” nhận được nhiều phản hồi tích cực từ công chúng lẫn giới chuyên môn. Ca khúc thắng “Bài hát của năm” và “Video âm nhạc của năm” tại giải thưởng Âm nhạc Cống hiến năm 2020; cũng như trở thành ca khúc lập kỷ lục đầu tiên trong lịch sử Làn Sóng Xanh với 6 giải thưởng, cùng 3 giải Mai Vàng và 1 giải WebTVAsia Awards 2019.
Đi đâu để thấy hoa bay

Bài hát dành tặng người cha đã mất từ khi Hoàng Dũng sáu tuổi. Nam ca sĩ vận dụng nhiều chất liệu dân gian như lời ru, tiếng sáo trúc khiến sáng tác mềm mại, sâu lắng. Bài hát còn được đánh giá cao bởi phần ca từ ý nghĩa, giàu cảm xúc: “Con đi đâu để thấy hoa bay giữa trời. Cha lênh đênh ngày tháng mây trôi. Sông đưa nôi và suối thay cha câu ru hời”.
MV có nhiều hình ảnh như dòng suối, ngọn cỏ, cánh diều… kết hợp với âm hưởng ngũ cung dân gian của ca khúc tạo nên những cảm xúc bình an. Hoàng Dũng chia sẻ việc mượn chất nhạc truyền thống để kể câu chuyện của riêng mình cũng là điều bản thân hướng đến. Từ đó, anh vừa giữ được hồn cốt âm nhạc dân tộc nhưng vẫn có thể tiếp cận với khán giả trẻ.
Cò Lả – YẾN LÊ ft YANBI
Hiên Nhà – Linh Cáo

“Trời ơi sinh tôi ra đời thì thôi cho tôi bình yên”
“Trời ơi sinh tôi ra đời thì thêm cho tôi tình yêu”
Bình yên lắm, hiên nhà. Khoảnh khắc bình yên nhất là ra bắc ghế ra ngồi trước hiên nhà, vừa cảm nhận ánh sáng mặt trời, làn gió của thiên nhiên, nhịp đập trái tim và lắng nghe một bài hát yêu thích. Với giọng ca nhẹ nhàng du dương, bài hát “Hiên nhà” của Linh Cáo thực sự chạm đến trái tim của người nghe. Tôi thật sự không biết diễn tả thế nào về cảm xúc của mình khi nghe nhạc của Linh Cáo, nó là một cái gì đó rất sâu sắc, rất lắng đọng. Âm hưởng dân ca đồng quê miền bắc nhưng vẫn xen những yếu tố đương đại, bài hát của cô như một nồi lẩu đậm đà hương vị, vấn vương đậm sâu.
Gối Gấm – Phương Mỹ Chi

Giai điệu bắt tai, vũ đạo múa chén cuốn hút, cùng những hình ảnh ẩn dụ trong thơ Hồ Xuân Hương kết hợp các yếu tố đương đại, khẳng định sự bứt phá của Phương Mỹ Chi trong MV mới ‘Gối gấm’.
Gối Gấm là ca khúc mà Phương Mỹ Chi đảm nhận hoàn toàn phần sáng tác giai điệu. Sau đó được DTAP sản xuất và chắp bút thêm về phần lời. Mượn từ nhiều ý thơ hay của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Phương Mỹ Chi và DTAP đã tô vẽ thêm sự cô đơn và chờ đợi của người phụ nữ ở trong nhiều ngữ cảnh và thời đại khác nhau. Tuy vậy, câu chuyện được kể trong Gối Gấm không bi luỵ hay đau thương mà chỉ tinh tế khắc hoạ sự đơn côi, nhung nhớ của người phụ nữ dành cho mối tình không thành của mình. Từ đó, cô muốn truyền tải câu chuyện “tình anh lý thuyết” không chỉ tồn tại ở xã hội truyền thống mà còn ở thời hiện đại.
Gối Gấm là một bài hát mang âm hưởng và văn hoá của miền Trung, và khi nói về yếu tố lịch sử của miền này thì không thể không kể đến hình tượng nữ tướng – những người phụ nữ mạnh mẽ sẵn sàng bỏ qua câu chuyện riêng để theo đuổi khát vọng to lớn.
Lấy Chồng Sớm Làm Gì – HUYR ft TUẤN CRY
Gió Đánh Đò Đưa
Mời Trầu

Qua những âm hưởng dân gian quen thuộc như sáo tiêu, đàn nhị, đàn nguyệt,… cùng với chất liệu văn học từ bài thơ ‘Miếng trầu’ của ‘bà chúa thơ Nôm’ Hồ Xuân Hương. Lần kết hợp này của Masew, Tuấn Cry cùng các nghệ sĩ nhạc cụ dân tộc đã mang đến cho khán giả một tác phẩm âm nhạc mang đậm chất liệu văn hóa dân gian Việt Nam.
Mình rất trân trọng mọi ý kiến đóng góp của các bạn để cải thiện chất lượng bài viết, hãy để lại ý kiến của bạn trong phần bình luận giúp mình nhé.